Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Văn bản 2 Thề nguyền và vĩnh biệt

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 8 Văn bản 2 Thề nguyền và vĩnh biệt. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : THỀ NGUYỀN VÀ VĨNH BIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh, …); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của tác phẩm

  1. Phẩm chất

- Cảm phục, ngưỡng mộ vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người; biết hưởng tới những giá trị cao cả.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thề nguyền và vĩnh biệt
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nêu những hiểu biết của mình về vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết của mình về vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về chuyện tình nối tiếng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong kịch của Sếch-xpia.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày những hiểu biết của mình về vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai nhân vật chính trong một trong những vở kịch bất hủ cùng tên trên sân khấu quốc tế do William Shakespeare viết. Cốt chuyện là tình yêu say đắm với kết cục bi thảm của hai người thuộc về hai dòng họ vốn đã thù hận nhau nhiều thế hệ. Với hoàn cảnh vô cùng éo le khi hai người lâm vào tình trạng xung đột giữa hai bên gia tộc, nhưng không vì thế mà tình yêu của họ nhạt nhòa đi, có thể thấy mối tình này đã vượt lên trên giới hạn để bước tiếp, những lời thề nguyền được thể hiện mạnh mẽ trong sự đối thoại của hai nhân vật, sự đối thoại nó làm bộc lộ lên tình cảm của hai người, đây là những chi tiết rất cổ điển và đặc sắc với nghệ thuật dùng lối nói mô tả để đi sâu vào khai thác diễn biến tâm lý nhân vật phần nào làm nên những giá trị to lớn và mạnh mẽ nhất cho tác phẩm của mình, …

- GV dẫn dắt vào bài: Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, không ai là không biết tới vở kịch để đời Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhauNgày hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại một đoạn trích nằm trong vở kịch nổi tiếng này, đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt để một lần nữa thấy được tình cảm đôi trai gái Rô-mê-ô và Giu-li-ét dành cho nhau dẫu có muôn vàn cách trở

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung trên

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì?

+ Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Vì sao?

+ Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét được thể hiện như thế nào?

+ Những rào cản, khó khăn cản trở mối tình của họ là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung khác

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Từ văn bản “Thề nguyền và vĩnh biệt”, em hãy rút ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- William Shakespeare là một nhà văn nổi tiếng và là nhà viết kịch người Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh, những tác phẩm của ông để lại mang tầm ảnh hưởng lớn, những suy nghĩ và tư tưởng lớn về đất nước, về con người, chủ yếu là thể loại kịch, chiếm số lượng lớn.

- Ông đã để lại một sự nghiệp văn học tương đối đồ sộ và hay với các tác phẩm về kịch, hài kịch, bi kịch, lịch sử khác nhau cho văn học thế giới đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn học của thế giới.

2. Văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt

- Văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt là đoạn cuối trích trong vở kịch nổi tiếng Romeo và Juliet của Sếch – xpia.

- Nội dung chính: “Thề nguyền và vĩnh biệt” nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Họ phải lén lút gặp nhau trong đêm khuya, Romeo phải bất chấp những nguy hiểm như tường cao khó vào hay nguy cơ bị người nhà Juliet bắt gặp và hậu quả có thể là cái chết. Họ trao cho nhau những lời yêu thương, những ánh mắt đắm say và sau cùng là lời vĩnh biệt.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

I. Nhân vật trong bi kịch

a. Cuộc đối thoại trong đoạn trích

- Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt xoay quanh cuộc đối thoại của hai nhân vật chính là Romeo và Juliet..

b. Không gian, thời gian gặp gỡ, tình tự của nhân vật

Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Cảnh gặp gỡ, tình tự của diễn ra trong khoảng không gian, thời gian như vậy vì dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau, tình yêu của họ không nhận được sự ủng hộ của gia đình hai bên. Nếu chuyện của hai người bị phát hiện chắc chắn sẽ bị ngăn cấm, họ sẽ khó gặp được nhau.

II. Nhận xét về đối thoại trong văn bản

a. Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Ju-li-ét.

- Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm.

- Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau.

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

- Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ.

- Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt thể hiện khát vọng tình yêu luôn luôn tiềm tàng và cháy trong trái tim khi con người chúng ta gặp được định mệnh của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí và sức mạnh để vượt qua mọi rào cản, bảo vệ tình yêu của mình. Sức mạnh phải được tạo nên từ chính sự cộng hưởng của hai trái tim đang yêu. Và Rô-mê-ô và Giu-li-ét, họ không chỉ đã thành công đưa tình yêu của mình vượt qua chông gai mà còn khiến cho tình yêu ấy trở nên thăng hoa và tiến tới bất tử. Thiên tài nghệ thuật của nhà văn Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn sâu sắc vượt thời đại ông đã cộng hưởng và làm nên điều kì diệu đó.

b. Nghệ thuật

- Thể loại: Bi kịch

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút.

- Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút.

- Nhân vật khắc họa tinh tế chủ yếu qua hành động kịch, lời đối thoại chất chứa cảm xúc. Tác giả còn chú trọng mô tả nội tâm nhân vật sao cho phù hợp với cái logic khách quan của hành động.

- Xung đột kịch: chủ yếu là xung đột giữa tình yêu của Romeo, Juliet và mối thù giữa hai dòng họ là xung đột cơ bản, xuyên suốt tạo cơ sở để Shakespeare xây dựng vở kịch.  Trong bi kịch, đó chính là kiểu xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện nó trong thực tiễn. Cách giải quyết xung đột duy nhất chỉ có thể là nhân vật trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đây cũng là kết thúc của vở  bi kịch Romeo và Juliet.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN THỀ NGUYỀN VÀ VĨNH BIỆT

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sếch-xpia thường viết thể loại kịch nào?

A. Bi kịch, hài kịch, kịch câm

B. Hài kịch, kịch lịch sử, kịch câm

C. Bi kịch, kịch câm, kịch lịch sử

D. Hài kịch, bi kịch, kịch lịch sử

Câu 2: Đoạn trích “Thề nguyền và vĩnh biệt” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đam mê

B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét

C. Hận tình

D. Mối tình đầu

Câu 3: Tại sao nàng Juliet lại nói: "Chàng hãy từ bỏ thân phụ đi, từ bỏ tên họ đi…"?

A. Giu-li-ét có mâu thuẫn với cha của Rô-mê-ô

B. Giu-li-ét muốn độc chiếm tình yêu của Rô-mê-ô

C. Hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-let có thù hận với nhau từ lâu đời.

D. Giu-li-ét sợ Rô-mê-ô lừa dối, không tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô dành cho mình.

Câu 4: Qua những lời thoại của mình trong đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt của Sếch-xpia, Giu-li-ét cảm nhận như thế nào về mối tình của nàng với Rô-mê-ô?

A. Mối tình này có thể sẽ vấp phải trở ngại là sự thù hận giữa hai dòng họ.

B. Nàng đoán rằng Rô-mê-ô không yêu nàng thật lòng.

C. Chỉ cần Rô-mê-ô đáp lại tình cảm của nàng, họ sẽ thành vợ chồng.

D. Nàng và Rô-mê-ô sẽ vượt qua được sự thù hận của hai dòng họ.

Câu 5: Bi kịch của Thề nguyền và vĩnh biệt là:

A. Chứa đựng những suy ngẫm mang tính nhân văn sâu sắc được thể hiện qua hình tượng nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ.

B. Qua lời thoại sắc sảo tinh tế, qua nghệ thuật triển khai đan xen các tuyến xung đột các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén tập trung

C. Xuất phát từ xung đột trong chính nội tâm, suy nghĩ của chàng, mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tế khốc liệt.

D. Bi kịch bị đọa đầy, bóc lột.

Câu 6: Câu nói: "Nếu bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây thì chàng khó lòng thoát chết" của Giu-li-ét trong đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt của Sếch-xpia thực chất ẩn chứa điều gì?

A. Nàng lo sợ bị người nhà bắt gặp.

B. Nàng từ chối tình yêu của Romeo.

C. Nàng chấp nhận tình yêu của Romeo.

D. Nàng không thể vượt qua được mối hận thù.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng về tình yêu giữa Romeo và Juliet?

A. Đó là một mối tình đầy sai trái khi chống đối lại hai dòng họ để đến với nhau.

B. Đó là một mối tình được hình thành trên cơ sở của mâu thuẫn, đối kháng giữa hai dòng họ.

C. Đó là một mối tình khởi đầu từ sự rung động của hai con tim trên cơ sở triết lý tự nhiên của thời đại Phục Hưng.

D. Đó là một mối tình do sự sắp đặt của hai dòng họ.

Câu 8: Nhân vật được Sếch-xpia xây dựng như thế nào trong văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt?

A. Nhân vật chủ yếu được xây dựng qua ngoại hình lí tưởng và tài năng toàn vẹn.

B. Nhân vật xây dựng chủ yếu qua những lời độc thoại nội tâm.

C.  Nhân vật xây dựng chủ yếu qua những diễn biến tâm trạng.

D. Nhân vật xây dựng qua những lời đối thoại giữa hai nhân vật Romeo và Juliet.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. D

2. B

3. C

4. A

5. C

6. A

7. C

8. D

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Phân tích đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt (Trích vở kịch Rô mê-ô và Giu-li-ét)

Câu 2: Phân tích một lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1:

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch của nhà soạn kịch thiên tài Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng. Đây là thời kỳ tiến bộ nhất mà nhân loại gọi là bước ngoặt của nhân loại. Chưa bao giờ tình yêu, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân văn lên ngôi và được phản ánh mạnh mẽ trong thời kỳ này đến thế. Rô-mê-ô và Giu-li-ét cũng không nằm ngoài mạch cảm hứng sáng tác ấy. Vở kịch khá đồ sộ song có một số phân đoạn tiêu biểu như Thề nguyền và vĩnh biệt.

    Vở kịch này nói về tình yêu thắm thiết, khăng khít của đôi bạn trẻ Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nhưng trớ trêu thay họ lại sinh ra từ hai dòng họ có mối hiềm khích với nhau từ rất lâu. Thế nên tình yêu của họ bị cả dòng họ hết sức cấm cảm, chia lìa. Để bảo vệ tình yêu đôi bạn trẻ đã đi đến hành động quyết liệt tự tử, không thể bên nhau lúc còn sống thì trọn đời bên nhau ngay cả lúc chết. Chính cái chết của họ đã giúp cả hai dòng họ hoá giải mọi oán hờn. Qua đó tác phẩm đã tố cáo tội ác của chế độ phong kiến chà đạp lên hạnh phúc của con người, những định kiến cổ hủ giống như chiếc cùm gông khóa chặt ước mơ, khát vọng của con người. Đồng thời cũng ca ngợi tình yêu, ước mơ, dám thể hiện, dám đấu tranh của con người trước các thế lực phong kiến. Khẳng định giá trị của tình yêu đích thực sẽ giúp con người xóa bỏ mọi hận thù và xích lại gần nhau hơn.

    Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt tập trung tái hiện cảnh đôi trai tài gái sắc gặp nhau sau đêm vũ hội. Trúng phải tiếng sét ái tình, họ đã tìm gặp nhau, trao cho nhau tình yêu, những lời thề nguyền hẹn ước đầy ân tình, rồi chia tay nhau trong nhớ thương. Mặc dù khi nghe danh xưng cả hai đều biết họ sẽ khó có thể đến được với nhau. Thế nhưng hai người vẫn yêu nhau một cách mãnh liệt, không thể chối bỏ được tình cảm của mình.

    Trước mắt Rô-mê-ô là một thiếu nữ xinh đẹp, ngọt ngào, chàng như đắm chìm vào trong vẻ đẹp đến u mê của nàng Giu-li-ét. Dưới con mắt của kẻ si tình nàng hiện lên giống như vầng mặt trời, làm lu mờ ánh sáng của mọi vị tinh tú khác. Đôi mắt nàng giống như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời, vẻ đẹp ấy khiến cho Rô-mê-ô chết lặng và chàng cũng chẳng ngần ngại thổ lộ tình cảm của mình dành cho nàng. Về phía Giu-li-ét nàng cũng có cảm mến với chàng trai này, trong tình yêu nàng cũng vô cùng chủ động, đáp lại tình cảm chân thành ấy. Không rụt rè, không e ngại, không giấu diếm, chủ nghĩa cá nhân, tự do trong tình yêu và hôn nhân đã được thể hiện qua hành động chủ động của đôi bạn trẻ. Dẫu biết rằng phía trước sẽ có rất nhiều chông gai, rào cản, mọi thứ sẽ không suôn sẻ nhưng đôi trẻ đã bỏ qua tất cả, chỉ trong giây phút này sống đúng với con tim của mình.

    Đôi trẻ thể hiện tình yêu trong một không gian đặc biệt: vắng vẻ, kín đáo nhằm trốn tránh ánh mắt dò xét theo dõi của hai bên gia đình. Giữa một khung cảnh éo le như thế đôi trẻ đã bày tỏ tình cảm, hứa hẹn những điều tốt đẹp ở tương lai phía trước. Vì tình yêu đôi trẻ sẵn sàng hoá giải mọi thù hận của hai dòng họ. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của tình yêu có giá trị và ý nghĩa lớn như thế nào.

    Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt tập trung xây dựng các cuộc đối thoại mang tính kịch giữa hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Ngôn ngữ đã được dịch nên chúng tôi không bàn nhiều, chúng tôi chỉ quan tâm đến kết cấu, tình huống được xây dựng. Với một tình huống, bối cảnh độc đáo và một kết cấu khá chặt chẽ, đoạn trích xứng đáng được đánh giá là một trong những đoạn trích hay nhất của vở kịch này.

Câu 2:

*Đoạn văn tham khảo

    Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." Lời thoại này đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho Rô-mê-ô có thể tìm thấy Giu-li-ét dù nàng có ở bất cứ nơi đâu, anh sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để tìm kiếm và giữ gìn tình yêu ấy.

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  3. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Văn bản 2 Thề nguyền và vĩnh biệt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Văn bản 2 Thề nguyền và, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Văn bản 2 Thề nguyền và

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay