Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 7 Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).
- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – những vẻ đẹp bình dị, thơ mộng của quê hương, những thứ mà ta vô tình bỏ qua.
- Cảm xúc, tâm hồn phong phú hơn.
- Thêm yêu và tự hào về quê hương, xứ sở.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
https://www.youtube.com/watch?v=2DHeMb9NL1Q (Sông Hương – Nhân chứng thời gian)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày cảm nhận của mình sau khi xem xong video
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre…, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân –nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông ?”. Và ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau ôn tập lại bút kí đó của Hoàng Phủ Ngọc Tường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, trả lời câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? và trả lời các câu hỏi sau: + Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa của nhan đề? + Chỉ ra đặc điểm và vẻ đẹp của dòng sông Hương + Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như thế nào qua tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 – 2023) quê quán tại tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của rất nhiều tác phẩm được yêu thích: + Về bút ký có: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam, 1980 - 1981); Ai đã đặt tên cho dòng sông (NXB Thuận Hóa, Huế, 1984); Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984); Hoa trái quanh tôi (1995); Huế - di tích và con người (1995); … + Về thơ, các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường gồm: Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái phù dung (1992); … - Phong cách sáng tác: Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. b. Tác phẩm - Xuất xứ: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. - Bài bút kí có ba phần: + Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương + Phần 2 và 3 là phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương - Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của tác phẩm. + Phần 1 (từ đầu … "quê hương xứ sở"): hành trình của dòng sông Hương + Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Mang hình thức của một câu hỏi tu từ - Ý nghĩa: + Dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng. - Lời lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ của người dân làng Thành Chung. - Khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. - Thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước. b. Hình tượng dòng sông Hương - Sông Hương ở thượng nguồn: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sông mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cùng có lúc dịu dàng, say đắm. - Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế: mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình. - Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Lúc này, sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi - Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế: đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. - Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế. => Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông. c. Cái “tôi” trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế. + Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây. + Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. 3. Tổng kết a. Nội dung - Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với người tình thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như trưởng thành, thay đổi, lớn lên để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở - Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. b. Nghệ thuật - Sông Hương được tái hiện bằng một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương của tác giả. - Những cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Ai đã đặt tên cho dòng, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Ai đã đặt tên cho dòng