Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Tình ca ban mai

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 6 Tình ca ban mai. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : TÌNH CA BAN MAI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tình ca ban mai (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Tình ca ban mai

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bố cục, nhịp điệu, cách gieo vần, cảm hứng chủ đạo,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).

  1. Phẩm chất

- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – tình yêu đôi lứa, một thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt của con người.

- Biết cách yêu mình, yêu người.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tình ca ban mai
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc các bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên và nêu ấn tượng
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc đọc các bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên và nêu ấn tượng
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc một vài bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên (đã được chuẩn bị trước ở nhà) và nêu ấn tượng về những bài thơ ấy. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về các bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên và nêu ấn tượng

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra gợi ý:

- Một vài bài thơ đề tài tình yêu của Chế Lan Viên:

+ Bài thơ “Nhớ”

+ “Những sợi tơ lòng”

+ “Hoàng hôn”

+ “Khúc ca chiều”

+ “Chùm nhỏ thơ yêu”

+ “Khoảng cách”

  • Ấn tượng chung về những tác phẩm này: Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh/hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ, …

- GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Chế Lan Viên nổi tiếng với rất rất nhiều những tác phẩm viết về tình yêu. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập một bài thơ nằm trong chủ đề này, một bài thơ có thể nói được ví như là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu, những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và đằm thắm,…: Tình ca ban mai

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tình ca ban mai (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Tình ca ban mai
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tình ca ban mai và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tình ca ban mai, trả lời câu hỏi:

- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Tình ca ban mai

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Xuất xứ và nội dung văn bản

+ Bố cục tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm trả lời 2 câu hỏi), yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Tình ca ban mai và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu ý nghĩa nhan đề “Tình ca ban mai”

+ Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

+ Sức mạnh của tình yêu đôi lứa (“tình ta”) được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6, 7 và 8?

+ Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

+ Hãy chỉ ra vai trò của một yếu tố tượng trưng đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Tình ca ban mai

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 - 1989)

- Ông là nhà thơ có tấm hồn trong sáng. Năm ông 17 tuổi ông đã lấy bút danh cho mình là Chế Lan Viên, ra mắt công chúng tập truyện đầu tay là truyện Điêu Tàn, với sáng tác này đã mang đến rất nhiều điều trong cuộc sống, ông nổi tiếng trong thi đàn thi ca Việt Nam.

- Ông luôn tự ý thức được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc sáng tác các tập thơ, mỗi sáng tạo của ông là những đặc trưng sâu sắc trong tác phẩm

- Một số tác phẩm: thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), …; tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),...

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong “Chế Lan Viên toàn tập”

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này ông viết để tặng người vợ thứ hai là nhà văn Vũ Thị Thường - tác giả truyện “Cái hom giỏ” nổi tiếng một thời.

- Bố cục bài thơ chia làm 3 phần:

+ Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em. 

+ Bốn khổ thơ sau:  Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.

+ Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nhan đề “Tình ca ban mai”

-  Gợi ra khúc tình ca trong sáng của tình yêu đôi lứa – khi con người đang say đắm với tình yêu, nồng nàn với cảm xúc.

- Gói gọn chủ đề tư tưởng của tác phẩm:

b. Cấu tứ bài thơ

* Hình tượng nhận vật em

- Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu.

- Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên:

+ Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”.

+ Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tới, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại.

+ Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi “em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất.

+ Tình em như sao khuya, tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.

* Sức mạnh tình yêu đôi lứa

- Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”.

* Kết cấu

- Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Ví dụ:

+ “Em đi” – “chiều đi” – “Đi hết”: Em đi chỉ còn lại đêm tối, không có âm thanh, màu sắc -> Gợi âm điệu như một nguồn ánh sáng vụt tắt.

+ “Em về” – “mai về” – “rừng non xanh lộc biếc”: -> Gợi sự hồi sinh, ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc

+ “Em ở” – “nắng xanh che” – “sao khuya” – “hạt vàng chi chít” – “sợ gì”:

-> Gợi cảm xúc mãnh liệt, tăng tiến theo dòng cảm xúc bài thơ: với anh, em là tất cả.

+ “Tình ta” – “lộc biệc” – “gọi ban mai”: -> Sức mạnh của tình yêu và niềm tin tưởng của đôi lứa vào tương lai.

* Yếu tố tượng trưng trong bài thơ

- Hình ảnh “ban mai”:

- Hình ảnh “hoa em”

=> Ý nghĩa: Những yếu tố tượng trưng khiến bài thơ có nhiều khoảng trống giãn cách để từ ấy, người đọc có thể dùng trải nghiệm của chính mình mà đưa cảm xúc vào, tạo nên sức sống bền bỉ của bài thơ.

3. Tổng kết

a. Nội dung

Bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu, những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và đằm thắm, đó là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.

b. Nghệ thuật

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh và xây dựng hình tượng thơ/ hình ảnh theo lối cấu trúc song hành

So sánh: em đi như chiều đi, em về tựa mai về và em ở, trời trưa ở.

- Sự độc đáo ở hình ảnh so sánh đồng thời mang tính ẩn dụ: việc em đi, về, ở được so sánh với bước đi của thời gian: chiều đi, mai về, trưa ở. Các hình ảnh: chim vườn bay hết, rừng non xanh lộc biếc, nắng sáng màu xanh che tượng trưng cho nỗi buồn, bóng tối, niềm vui, ánh sáng mà em – tình yêu đem đến cho nhân vật trữ tình.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tình ca ban mai
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN TÌNH CA BAN MAI

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cách tổ chức các khổ thơ có gì đặc biệt?

A. Các khổ thơ gồm 4 câu nhưng được chia thành hai cặp câu, giữa hai cặp câu trong khổ có cách xa hơn. 

B. Các khổ thơ có số dòng không cố định

C. Mỗi một khổ thơ tập trung nói về một nội dung khác nhau

D. Mỗi một khổ thơ đều có 4 dòng, có 1 khổ thơ đặc biệt chỉ có 1 dòng

Câu 2: Hãy liệt kê các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu

A. Chiều, mai, trưa

B. Chiều, trưa, khuya, ban mai. 

C. Chiều, mai, trưa, khuya, ban mai. 

D. Chiều, mai, trưa, khuya, ban mai, đêm

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật và cách xây dựng hình tượng thơ/ hình ảnh nổi bật được sử dụng trong ba khổ thơ đầu của bài thơ là gì?

A. Nói quá và xây dựng hình tượng thơ/ hình ảnh theo lối cấu trúc tương nghịch nhân quả

B. Nhân hoá và xây dựng hình tượng thơ/ hình ảnh theo lối cấu trúc tương nghịch nhân quả

C. Điệp ngữ và và xây dựng hình tượng thơ/ hình ảnh theo lối cấu trúc song hành

D. So sánh và xây dựng hình tượng thơ/ hình ảnh theo lối cấu trúc song hành

Câu 4: Đâu không phải là tập thơ của Chế Lan Viên?

A. Điêu tàn

B. Ánh sáng và phù sa

C. Di cảo thơ

D. Trời mỗi ngày lại sáng

Câu 5:  Ý nào sau đây không đúng khi nói về điểm đặc biệt của khổ thơ cuối?

A. Khổ cuối có 1 dòng

B. Khổ thơ cuối có dấu ba chấm ở cuối câu và điều này khác so với các khổ thơ trước đó

C. Khổ thơ cuối đã chỉ ả hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả

D. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu

Câu 6: Bài thơ “Tình ca ban mai” có tất cả bao nhiêu dòng thơ, bao nhiêu khổ thơ?

A. 17 dòng thơ, 9 khổ thơ

B. 16 dòng thơ, 8 khổ thơ

C. 15 dòng thơ, 7 khổ thơ

D. 17 dòng thơ, 8 khổ thơ

Câu 7: Hình tượng “em” có vai trò gì trong bài thơ?

A. Em là người vun đắp hạnh phúc, mang tới ngôi nhà nhỏ niềm vui.

B. Em là ánh sáng, là sức sống xua tan tăm tối cuộc đời anh.

C. Em mang hi vọng về ngày giải phóng chúng ta khỏi kiếp nô lệ, tù đày

D. Em khiến anh tin tưởng hơn vào mối tình của chúng ta.

Câu 8: Nhan đề “Tình ca ban mai” có ý nghĩa gì?

A. Khúc ca được cất lên từ buổi sáng sớm

B. Điệu hò hứng khởi, say mê trong lao động

C. Gợi ra khoảng thời gian đẹp đẽ, rực rỡ, hạnh phúc nhất của tình yêu đôi lứa.

D. Tiếng hát của buổi sớm thôi thúc con người tiến về phía trước.

Câu 9: Em đi, em về, em ở khiến cho “anh” thay đổi như thế nào?

A. Không có thay đổi gì nhiều vì anh tự làm chủ cảm xúc, cuộc sống

B. Anh thấy chơ vơ, lạc lõng khi xa em

C. Anh cô đơn, buồn bã khi em đi như được sống lại khi em về.

D. Anh cô đơn khi em đi, “sống” trở lại khi em về, hạnh phúc sung sướng khi có em ở bên cạnh.

Câu 10: Bài thơ “Tình ca ban mai” có đặc sắc nghệ thuật gì?

A. Hình ảnh thơ giàu sức gợi

B. Nhan đề độc đáo, cấu tứ giàu sức tạo hình

C. Xây dựng cấu tứ, hình ảnh với các yếu tố tượng trưng đặc sắc; ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi.

D. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng; tình cảm chân thành, tha thiết

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Tình ca ban mai

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Tình ca ban mai, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Tình ca ban mai

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay