Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 6 Đây mùa thu tới. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : ĐÂY MÙA THU TỚI
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Đây mùa thu tới (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Đây mùa thu tới
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bố cục, nhịp điệu, cách gieo vần, cảm hứng chủ đạo,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).
-
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Kể tên một vài bài thơ viết về đề tài mùa thu em đã được học/được đọc? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ những bài thơ đó gợi ra cho em?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về các bài thơ viết về mùa thu và chia sẻ ấn tượng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Một số bài thơ viết về mùa thu là: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Sang thu (Hữu Thỉnh), …
+ Nêu ấn tượng về một bài thơ viết về mùa thu: (ví dụ tham khảo): “Sang thu” là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong sang và nên thơ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những gì giản đơn, nhỏ bé của cuộc sống. Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc đong đầy, tự hào và thêm thương yêu Tổ quốc, …
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Đây mùa thu tới, trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Đây mùa thu tới Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Xuất xứ và nội dung văn bản + Bố cục tác phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm trả lời 2 câu), yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Đây mùa thu tới và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu ý nghĩa nhan đề “Đây mùa thu tới” + Bài thơ “Đây mùa thu tới” đề tài là gì? Sự khác biệt của Xuân Diệu khi khai tác đề tài này qua bài thơ? + Bức tranh thiên nhiên mùa thu được khắc họa như thế nào? + Thời gian và không gian hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Ý nghĩa của chúng? + Hình ảnh của nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên với tâm trạng thế nào? Qua đó chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ + Hình ảnh của nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên với tâm trạng thế nào? Qua đó chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Lời tiễn dặn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Xuân Diệu (1916 – 1985) - Tóm lại, con người của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện qua những tác phẩm thơ lãng mạn, tinh tế, nhân văn và phản ánh đời sống xã hội, tạo nên một tầng lớp nghệ thuật đa dạng và giàu cảm xúc. - Phong cách sáng tác: + Xuân Diệu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của ông mang nhiều màu sắc khác nhau và đều để lại rất nhiều dấu ấn trong tim bạn đọc. Ông chính là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân nơi tràn đầy sự tươi mới và yêu đời mãnh liệt. + Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, chất thơ của Xuân Diệu luôn tạo ra sự khác biệt, cách dùng ngôn từ sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Ai đã một lần đọc qua thơ của Xuân Diệu chắc hẳn rằng sẽ khó lòng mà quên được bởi sức sống mãnh liệt trong những câu thơ ấy mang đến một niềm khao khát hòa mình với thiên nhiên với cuộc sống. + Sau cách mạng tháng 8, Xuân Diệu có hướng đi mới trong phong cách viết thơ của mình đó là ông hướng vào đời sống thực tế, nó mang đậm tính thời sự. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: “Đây mùa thu tới” được in trong tập thơ “Thơ” xuất bản năm 1938, là một trong những bài thơ mang đậm hồn thơ và phong cách sáng tác của Xuân Diệu. - Hoàn cảnh sáng tác: “Đây mùa thu tới” được bắt nguồn từ cảm hứng rất Xuân Diệu, đó là cảm quan về thời gian. Bài thơ được sáng tác khi Xuân Diệu nhìn hàng liễu bên hồ gần nhà, ông đã từng thốt lên điều này khi nhìn hàng liễu rủ bên hồ mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ, đồng thời, nó như những giọt nước mắt chảy dài mang vẻ đẹp mơ màng, buồn man mác nhưng cũng không kém phần lãng mạn. - Bố cục: Bố cục bài thơ "Đây mùa thu tới" được chia thành 4 phần, mỗi khổ một phần: + Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới. + Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Khu vườn mùa thu. + Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu. + Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn. 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Nhan đề, đề tài * Nhan đề “Đây mùa thu tới” Nhan đề không chỉ gợi lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất. * Đề tài + Xuân Diệu lại mang đến bức tranh thu sinh động, ấn tượng đồng thời tác giả bày tỏ cảm xúc u sầu, trầm tư khi mùa thu đến. + Bài thơ chính là khung cảnh đất trời với "hơi thở" man mác buồn cùng với đó là nỗi bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về b. Bức tranh mùa thu * Hình ảnh mùa thu - Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như: + Rặng liễu đìu hiu. + Mùa thu tới. + Lá vàng. → Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng * Thời gian, không gian mùa thu - Thời gian: qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới - Không gian: + Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới. + Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. c. Con người trong mùa thu - Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, "buồn không nói" là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" một điều gì đó rất rất mơ hồ. - Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân. 3. Tổng kết a. Nội dung Bài thơ không chỉ dựng lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất. b. Nghệ thuật - Bài thơ sử dụng thể thơ 7 chữ - Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo, lôi cuốn. - Bài thơ sử dụng nhiều từ láy như ngẩn ngơ, mong manh, rung rinh, run rẫy, đìu hiu,… - Tác giả sử dụng điệp cấu trúc “mùa thu tới” để nói lên sự hồ hởi, chào đón “nàng thu” của mình. - Xuân Diệu liên tiếp sử dụng những từ ngữ đặc sắc và đầy chất gợi trong bài thơ. - Sử dụng phép tu từ nhân hóa, Xuân Diệu đã khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đây mùa thu tới, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đây mùa thu tới