Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Thực hành tiếng Việt - Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 6 Thực hành tiếng Việt - Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về các biện pháp tu từ tiếng Việt

- Giải các bài tập liên quan đến các biện pháp tu từ tiếng Việt

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của các biện pháp tu từ tiếng Việt

  1. Phẩm chất

- Hiểu biết đúng nhất về các biện pháp tu từ tiếng Việt

- Có cách ứng dụng phù hợp với các biện pháp tu từ tiếng Việt

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, lấy ví dụ về các câu có sử dụng biện pháp tu từ tiếng Việt
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ví dụ của biện pháp tu từ tiếng Việt
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Trình bày các biện pháp tu từ tiếng Việt mà em biết và nêu ví dụ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gợi ý câu trả lời

  1. So sánh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

  1. Nhân hóa

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

  1. Hoán dụ

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

  1. Đảo ngữ

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương                       

+ Một số biện pháp tu từ đã học: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đảo ngữ,….

- GV dẫn dắt vào bài học: Buổi học ngày hôm nay chúng ta sẽ thực hiện các bài tập để một lần nữa ôn tập lại các biện pháp tu từ tiếng Việt đã được học từ trước đến nay

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về các biện pháp tu từ tiếng Việt
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về các biện pháp tu từ tiếng Việt và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

I. Nhắc lại kiến thức đã học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi:

+ Trình bày các biện pháp tu từ đã học (khái niệm, tác dụng và nêu ví dụ minh hoạ)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Các biện pháp tu từ tiếng Việt

Tên

Khái niệm

Tác dụng

VD

So sánh

Đối chiếu SV, hiện tượng này với SV hiện tượng khác có nét tương đồng

Tăng sức gợi hình, gợi cảm

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau rầm rập như trời đổ mưa.

Nhân hóa

Biến những vật vô tri thành con người (đặc điểm, tính chất, suy nghĩ, hành động, cảm xúc)

Khiến sự vật gần gũi với thế giới con người

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”

Ẩn dụ

(So sánh ngầm)

Gọi tên sự vật, hiện tượng này (SV A) bằng tên sự vật, hiện tượng khác (SVB) có nét tương đồng

Tăng sức gợi hình, gợi cảm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi -> thực

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. -> AD

-> Ánh sáng, nguồn sống

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng -> T

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ -> AD

-> Sự sống, bât tử 

Mặt trời xuống biển như hòn lửa -> Thực

Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng này (SV A) bằng tên của sự vật, hiện tượng khác (SV B) có nét tương cận (gần gũi, liên tưởng)

Tăng sức gợi hình, gợi cảm

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

-> người lính lái xe

Áo nâu liền với áo xanh,

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

-> nông dân, công nhân

 

Ngày Huế đổ máu/Chú Hà Nội về

-> chiến tranh

Điệp từ

Lặp lại một từ hoặc một cụm từ

- Nhấn mạnh nội dung

- Tạo tính nhạc, làm tăng sức biểu cảm

- Tạo nhịp điệu cho câu

Áo em thoang thoảng hương nhài,

Áo em say đắm một màu trầm hương.

Áo em ngày nhớ đêm thương,

Áo em chín nhớ mười thương anh chờ.

 

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Nói quá

Phóng đại quy mô, mức độ của sự vật, hiện tượng

- Nhấn mạnh, gây ấn tượng

- Tăng sức biểu cảm

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

-> vẻ bề ngoài của cô gái, tạo tiếng cười

Gác kinh viện sách đôi nơi,

Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

-> khoảng cách trong tâm hồn, nỗi buồn

Nói giảm nói tránh

Dùng cách nói tế nhị, uyển chuyển

- Giảm cảm giác đau buồn, ghê sợ

- Tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

Bác đã đi rồi sao Bác ơi?

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời!

Chơi chữ

Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ

Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm

Còn trời, còn nước, còn non,

Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

-> say rượu, say tình

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc mối bôi vôi

-> Dùng từ nhiều nghĩa về họ hàng nhà cóc để mỉa mai, châm biếm

Liệt kê

Sắp xếp hàng loạt các từ hoặc cụm từ cùng loại

Diễn tả sâu sắc, đầy đủ về tư tưởng, tình cảm

Tin vui chiến thắng trăm miền,

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Vui từ Đồng Tháp, An Khê,

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

-> Diễn tả sâu sắc cảm xúc hạnh phúc khi chiến thắng

Đảo ngữ

Thay đổi trật tự ngữ pháp thông thường của câu

Nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung cần diễn đạt

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

-> nhấn mạnh sự tiêu điều, xơ xác

Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc

-> nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của bông hoa

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS..

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:Thà rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh lá còn xanh câyTop of Form

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Bottom of Form

Top of Form

Câu 2. Nhận định nào phù hợp với dòng thơ "Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng " ?

A. Là hình ảnh so sánh, hoán dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

B. Là hình ảnh tả thực giàu ý nghĩa tượng trưng để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

C. Là hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

D. Là hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Câu 3. Các từ "hoa" trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. Năng lòng xót liễu vì hoa

B. Cỏ non xanh rơn chân trời

C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia

D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa

Bottom of Form

Top of Form

Câu 4. Cụm từ "tấm son" trong câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" sử dụng cách nói nào?

A. Ẩn dụ.

B. Hoán dụ.

C. Nhân hoá

D. So sánh.

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Câu 5. Câu thơ "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run" sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ.

D. Liệt kê.

Bottom of Form

Top of Form

Câu 6. Từ in nghiêng trong câu sau được sử dụng với biện pháp tu từ nào? "Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian."

A. Nhân hóa

B. Nói giảm

C. Nói tránh

D. Nói quá

Câu 7: Biện pháp được sử dụng trong câu thơ “Hoa ghe thua thắm liễu hờn kém xanh” là gì?

Bottom of Form

Top of Form

A. Điệp ngữ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụBottom of Form

Câu 8: "Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết.

B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.

C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da.

D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Thực hành tiếng Việt - Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Thực hành tiếng Việt - Ôn, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Thực hành tiếng Việt - Ôn

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay