Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 3 Văn bản 3 Tấm lòng người mẹ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tấm lòng người mẹ (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Tấm lòng người mẹ
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).
- Có thái độ căm ghét, phê phán và đáu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về tình mẫu tử. Theo em, tình mẫu tử có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về tình mẫu tử
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà bất cứ ai cũng phải ghi nhớ đến suốt cuộc đời. Và trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại đoạn trích Tấm lòng người mẹ để hiểu về tình cảm thiêng liêng mà Phăng-tin dành cho đứa con của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Chữ người tử tù, trả lời câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và đoạn trích Tấm lòng người mẹ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Tấm lòng người mẹ và trả lời các câu hỏi sau: + Xác định đề tài và ý nghĩa nhan đề của đoạn trích. + Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” là đoạn trích có tình huống đặc biệt. Xác định tình huống và nêu ý nghĩa của tình huống ấy. + Nêu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả không gian, thời gian của đoạn trích. + Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là người như thế nào? (Phân tích hành động, suy nghĩ => phẩm chất của nhân vật) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Tấm lòng người mẹ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Vic-to Huy-gô (1802 – 1885) - Sinh ra tại Tu - lu - zơ, là ngôi sao mọc sớm, lặn muộn nhất ở chân trời thế kỉ XIX - Là người thông minh, tài năng, suốt cuộc đời đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người - Sáng tác mang âm hưởng thời đại - Huy - go sáng tác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ và kịch. b. Tác phẩm - Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”: SGK - Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất – Phăng-tin bị mất việc, muốn về quê làm lại cuộc đời đành gửi cô con gái Cô-dét cho vợ chồng chủ quán trọ Tê-nác-đi-ê. Nhưng không ngờ chúng đã dùng Cô-dét để lừa tiền và gián tiếp ép buộc và đẩy Phăng-tin vào con đường chết.
2. Nhắc lại kiến thức bài học 1. Đề tài và nhan đề - Đề tài: Viết về những con người khốn khổ trong xã hội. Họ là những người nghèo bị xã hội bất công dồn đẩy ở tận đáy cùng, buộc phải lựa chọn giữa những con đường tăm tối. Phăng-tin chính là một điển hình. - Nhan đề “Tấm lòng người mẹ” Là nhan đề ngắn gọn, hàm súc bao quát được toàn bộ hành động, suy nghĩ, tính cách của nhân vật Phăng-tin dành cho đứa con gái nhỏ, hé mở những nghịch cảnh mà Phăng-tin phải chịu đựng và trải qua, hi sinh cho đứa con gái nhỏ. 2. Tình huống truyện - Tình huống: Phăng-tin – cố gái vì nhẹ dạ nên đã bị gã đàn ông tồi lừa gạt đến có con. Để tiếp tục cuộc sống, Phăng-tin đã phải gửi Cô-dét, đứa con gái của mình ở nhà Tê-nác-đi-ê. Nhưng khi thất Phăng-tin gửi tiền nuôi Cô-dét thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thôi thúc, bắt Phăng-tin phải bán đi tất cả để gửi tiền nuôi con. - Ý nghĩa của tình huống truyện: + Xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, éo le đẩy dồn đẩy nhân vật vào bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác. + Thúc đẩy câu chuyện phát triển: hết lần này đến lần khác vợ chồng Tê-nác-đi-ê đòi hỏi, lần sau nặng nề hơn lần trước, càng ngày càng quá quắt khiến Phăng-tin vốn đã khốn khổ lại cảng khốn khổ hơn. + Thể hiện phẩm chất của Phăng-tin: một người khốn khổ, một người mẹ yêu thương con. 3. Không gian và thời gian a. Thời gian - Gợi ra không gian tối tăm, lạnh lẽo, âm u như cuộc đời của Phăng-tin hiện tại. => Tô đậm thêm thảm cảnh khốn cùng của Phăng-tin. b. Không gian - Căn trọ như ngục tù giam cầm và giết chết sức sống của Phăng-tin khiến chị càng ngày càng héo hon, khô cằn. - Quảng trường: đông đúc nhưng toàn những người săm soi, bới móc, tò mò về người khác. 4. Nhân vật Phăng-tin a. Hoàn cảnh của Phăng-tin Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là một người phụ nữ khốn khổ, bi đát, bất hạnh. b. Phẩm chất của Phăng-tin: được biểu hiện rõ nhất qua mỗi lần nhận được thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ê về những điều liên quan đến Cô-dét. - Phăng-tin: phải bán tóc, bán thân, bán răng để gửi tiền về nuôi con -> Những việc làm ấy cho thấy nàng rất thương con, hi sinh tất cả vì con. Phăng-tin là một trong “những người khốn khổ” nhất mà tác phẩm khắc họa. 3. Tổng kết a. Nội dung - Khắc họa tình cảnh khốn khổ, nghiệt ngã của Phăng-tin, sự thương xót cho hoàn cảnh của nàng và ca ngợi tình mẫu tử ở người phụ nữ này. - Đồng thời lên án chế độ, sự bất công của xã hội Pháp đương thời, đầy rẫy nhưng bất công, ngang trái (qua các nhân vật vợ chồng Tê-nác-đi-ê, lũ chủ nợ,…) - Thể hiện sự trân trọng, sẻ chia của tác giả với những người cùng khổ b. Nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, sinh động - Xây dựng tình huống truyện bất ngờ |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Phiếu bài tập của HS.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Văn bản 3 Tấm lòng người, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Văn bản 3 Tấm lòng người