Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 CTST bài 7: Độc "Tiểu Thanh kí"

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Độc "Tiểu Thanh kí". Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Xuất xứ và bố cục:

- Bài thơ viết tại Trung Quốc, chưa rõ hoàn cảnh cụ thể.

- Là bài cuối cùng trong tập thơ Thanh Hiên của Nguyễn Du.

- Bố cục: Câu đề, câu thực, câu luận, câu kết.

2. Nhan đề

"Độc Tiểu Thanh kí": viết về Tiểu Thanh, một người phụ nữ bất hạnh thời Minh.

II. NHẬN XÉT ĐƯỢC NHỮNG CHI TIẾT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG

1. Chủ thể trữ tình và tác giả

- Chủ thể trữ tình là ngã/ta (Nguyễn Du).

- Tác giả: Tố Như, tức Nguyễn Du.

=> Có thể xem chủ thể trữ tình (ngã/ ta) và tác giả của bài thơ (Nguyễn Du) là một. Vì: ta hay Tố Như /Nguyễn Du là một.

2. Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối

- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mon, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế. Tố Như là tên chữ của Nguyễn Du. Nói “khóc cho Tố Như” (khấp Tố Như) tức là nói tri âm tri kỉ với Tố Như, hiểu nỗi lòng Tố Như, thương xót cho Tố Như như Tố Như thương xót cho Tiểu Thanh.

=> Liên kết tự nhiên theo logic liên tưởng, thể hiện sự thương xót đối với Tiểu Thanh và lòng tri âm tri kỷ với chính tác giả.

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VB TRAO DUYÊN.

Cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du.

- Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ trữ tình, triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương và cảm thông.

- Sử dụng phép đối và thống nhất hình ảnh đối lập.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 7: Độc "Tiểu Thanh kí", ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net