[toc:ul]
- Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.
Bài tập 1:
a.
=> Tác dụng: Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi.
b.
(1) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
(2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Việt Nam độc lập.
(2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
(1) ... dân tộc đó phải được tự do!
(2) Dân tộc đó phải được độc lập!
=> Tác dụng: Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi.
Lưu ý: Đây cũng có thể được xem là biện pháp tu từ liệt kê mà HS đã học từ lớp trước.
c. Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng, trăng lay chấp chới.
=> Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất.
Lưu ý: Việc lặp lại từ “cao” ở câu cuối (Như trời cao, cao, cao) là biện pháp điệp từ chứ không phải lặp cấu trúc.
d. Lặp cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoa/ đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với chất lượng của món cháo ám.
Bài tập 2:
a. Lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ: Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự trường tồn của những giá trị tinh thần, nghệ thuật.
b. Cách diễn đạt những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh: Hữu hình hoá những đối tượng trừu tượng như câu thơ, bài hát; biến câu thơ, bài hát thành những thực thể có sự sống, có sức trẻ, chống lại sự tàn phá của thời gian.