[toc:ul]
Đến cuối thể kỉ XIX, từ nước dẫn đầu, nền công nghiệp Anh đã tụt hậu so với các nước khác và xuống đứng ở vị trí thứ ba thế giới.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh do công nghiệp ở Anh phát triển sớm. hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản, Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
Các tổ chức độc quyền Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế:
Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì: Pháp chủ ý đến sản xuất cảng tư bản dưới hình thức cho các nước chậm phát triển vay lấy lãi nặng.
Các công ty độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế Đức phát triển nhanh, đặc biệt là ngành công nghiệp.
Giai đoạn: 1890 – 1914:
=>Đức vượt Pháp, vượt Anh và vươn lên đứng đầu châu Âu.
Theo hiến pháp 1871, đó là một trong bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội và chính quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
Các công ty độc quyền Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
Từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ gấp đôi Anh và bằng ½ các nước Châu Âu gộp lại -> Xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng đến kinh tế - chính trị.
Nông nghiệp Mĩ phát triển đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp” vì Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ rớt” công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô…) đứng đầu các công ty đó là những ông vua như “vua dầu mỏ”, “vua thép” hay “vua ô tô”…
Con rắn khổng lồ, có cái đuôi quấn chặt vào trụ sở chính quyền (nhà trắng của Mĩ) há mồm đe dọa, nuốt sống người dân (đối với những nhà tư tưởng châu Âu và Mĩ, người phụ nữ tượng trưng cho sự tự do). Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền (Mĩ), cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư bản để thống trị và khống chế cuộc sống của nhân dân, được xem là “tự do” ở xã hội các nước đế quốc.
Năm | Thứ nhất | Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư |
1870 | ||||
1913 |
Năm | Thứ nhất | Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư |
1870 | Anh | Pháp | Mĩ | Đức |
1913 | Mĩ | Đức | Anh | Pháp |
Mẫu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) chính là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.
Mâu thuẫn đó đã dẫn tới việc gây ra chiến tranh để phân chia lại thế giới. Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã phân chia xong.