Bài soạn siêu ngắn: Ôn dịch thuốc lá - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Ôn dịch thuốc lá - trang 118 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?

Trả lời:

Ý nghĩa dấu phẩy: ngăn cách hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm).

Nếu ta bỏ dấu phẩy thì cũng không sai nhưng không gây ấn tượng mạnh và hàm súc như tiêu đề gốc.

Câu 2: Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

Trả lời:

Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước là để lấy đó làm công cụ so sánh với việc hút thuốc lá. 

Giặc gặm nhấm: nghĩa là tấn công từ từ mà chắc chắn

Tằm: là khói thuốc lá

Dâu: là sức khỏe con người.

Tác dụng: nhấn mạnh tác hại của thuốc lá cũng như giặc ngoài, tổn hại đến sức khỏe dần dần và không thấy ngay được tác hại mà phải trải qua thời gian sức khỏe sẽ tàn lụi.

Câu 3: Vì sao tác giả lại giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Trả lời:

Vì tác giả muốn phủ định, bác bỏ sự coi thường, chủ quan của nhiều người hút thuốc. Việc họ hút thuốc, là quyền cá nhân, nhưng làm hại người khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người hít phải khí thuốc.

=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế.

Câu 4: Vì sao tác giả đã đưa ra những số liệu đế so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

Trả lời:

Các số liệu đó sẽ làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh ở trên và tạo cơ sở cho lời kêu gọi.

Nước ta nghèo hơn các nước Âu - Mỹ nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn nước ta hút thuốc lại tương đương với họ. Ở các nước Âu - Mỹ người ta có biện pháp chống tệ hút thuốc lá mạnh hơn ta => đáng suy nghĩa

=> Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.

[Luyện tập] Câu 1: Tìm hiểu tình trạng hút thuốc ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Dựa vào cách lập bảng thống kê của bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.

Trả lời:

Một số nguyên nhân: chơi bời, đua đòi, nghiện khó bỏ hay do các yếu tố khác (áp lực, buồn tẻ)

Phân chia độ tuổi: tập trung ở tuổi 24-35,người già và trẻ nhỏ rất ít

[Luyện tập] Câu 2: Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.

Trả lời:

Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều, điều này đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Phải chăng thế hệ trẻ hiện nay, cần phải cảnh tỉnh và ý thức rõ về bản thân để từ đó kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com