[toc:ul]
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Bạn có hay theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?
Câu 2: Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?
Câu 2: Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?
Câu 3: Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?
Câu 4: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?
Câu 5: Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?
Câu 2: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.
Câu 3: Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là "thám tử", "tuyến phòng thủ", và nỗ lực phục hồi tầng ozone là "cuộc chiến"?
Câu 4: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.
Câu 5: Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.
Câu 6: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do dẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.
Câu 7: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?
Câu 8: Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Tôi cũng hay theo dõi tin tức. Tôi thường theo dõi tin tức thông tin qua bản tin thời sự của VTV. Khi tiếp nhận tin tức, tôi quan tâm đến độ xác thực của thông tin.
Câu 2: Tầng Ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, chúng hấp thụ hết 97-99% tia cực tím có hại từ ánh sáng Mặt Trời.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản đã khái quát được nội dung và vấn đề chính của văn bản.
Câu 2: Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật về chất CFC: Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ "cướp lấy" một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là "bào" lớp ozone.
Câu 3: Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải bởi nhóm nhà hóa học khí quyển do bà Xu-đần Xô-lơ-mơn (Susan Solomon) dẫn đầu cuộc thám hiểm ở Nam Cực để tìm câu trả lời. Câu trả lời hoàn toán giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Mô-li-nơ và Rao-lân vào năm 1974.
Câu 4: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone:
- Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone - chủ yếu là CFC.
- Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.
Câu 5: Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone:
- Những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại.
- Công chúng, sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Thông tin chính của văn bản là nêu tác nhân bào mòn tầng ozone và thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone.
- Đây là thông tin thời sự chính trị. Vì dù văn bản có đề cập đến các thông tin về khoa học, nhưng mục đích chính của nó là cho thấy sự nỗ lực toàn cầu để phục hồi tầng ozone, cũng là để bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.
Câu 2:
- Nhan đề của văn bản đã nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản.
- Cách triển khai nội dung thể hiện được sự lô-gíc, có tính dẫn dắt: Đi theo mạch thời gian, nêu sự phát hiện tầng ozone đang bị bào mòn cho đến sự xác nhận về tầng ozone đang bị đe dọa; sau đó tác giả bài viết nêu sự vào cuộc của Liên hợp quốc và nỗ lực của toàn cầu; cuối cùng nêu kết quả của nỗ lực đó.
Câu 3:
- Theo tôi, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin:
+ Nội dung là sự kiện cập nhật, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người.
+ Thông tin mang tính xác thực cao.
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản.
+ Hình thức một bài báo.
- Tôi hoàn toàn đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là "thám tử', "tuyến phòng thủ". Vì bản chất của nghiên cứu khoa học là tìm tòi và khám phá bản chất của các hiện tượng, sự việc trong thế giới, từ đó góp phần bảo vệ thế giới. Tính chất ấy cũng giống với "thám tử" và "tuyến phòng thủ". Ở đây, tác giả đã sử dụng dấu ngoặc kép để chúng ta hiểu đó là một cách nói đặc biệt.
- Tôi cũng hoàn toàn đồng ý khi người đưa tin coi nỗ lực phục hồi tầng ozone là "cuộc chiến" vì để có thể phục hồi tầng ozone, cần phải loại bỏ hết các chất CFC trong sản xuất, đời sống cũng như cần sự hỗ trợ, chung tay của toàn cầu. Việc loại bỏ CFC - một chất đã quen thuộc trong sản xuất cũng như kêu gọi toàn cầu chung sức là điều không hề dễ dàng.
Câu 4: Tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản: Làm cho văn bản trở nên trực quan, sinh động, giúp người đọc dễ hình dung được tình trạng của tầng ozone theo thời gian.
Câu 5:
- Quan điểm chính của tác giả bài viết: Câu chuyện thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone cho thấy có những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến.
- Bàn luận về quan điểm ấy: Quan điểm của tác giả bài viết hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ có những cá nhân cụ thể "kích hoạt" quá trình mà không có sự hưởng ứng của toàn cầu thì nỗ lực phục hồi tầng ozone không thể thành công. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của những cá nhân, nhưng để thành công, phải là sự hợp sức của từng cá nhân. Lúc này cá nhân không còn đơn lẻ mà trở thành tập thể. Quan điểm của tác giả, nói một cách khái quát hơn nữa chính là nói đến sức mạnh của tập thể, của số đông, như câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 6:
- Một vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu: ngăn chặn COVID-19
- Vấn đề ngăn chặn COVID-19 hiện nay đã có những thành công nhờ nỗ lực toàn cầu như: truyền thông, nghiên cứu y tế và vắc-xin (vaccine), các biện pháp phòng tránh, chữa bệnh.
Câu 7: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), tôi nghĩ sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như con người không biết cách để bảo vệ môi trường, không có sự chung sức chung lòng cũng như khoa học hiện đại.
Câu 8: Theo tôi, một bản tin có giá trị là một bản tin nêu lên được một vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người và tạo được sự tác động đối với xã hội.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Hiện nay con người đang cần nỗ lực để giảm thiểu rác thải nhựa. Một túi nylon phải mất từ 400 đến 1000 năm mới có thể phân hủy. Để giảm rác thải nhựa, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hạn ché các sản phẩm từ nhựa. Thay vì sử dụng túi nylon khi đi chợ, ta có thể thay nó bằng những chiếc làn, giỏ. Chúng ta cũng có thể hạn chế các đồ nhựa chỉ sử dụng một lần,... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Có. Theo dõi tin tức thông tin qua bản tin thời sự của VTV. Khi tiếp nhận tin tức, tôi quan tâm đến độ xác thực của thông tin.
Câu 2: Tầng Ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Đã khái quát được nội dung và vấn đề chính của văn bản.
Câu 2: Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ "cướp lấy" một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là "bào" lớp ozone.
Câu 3: Đã được diễn giải bởi nhóm nhà hóa học khí quyển do bà Xu-đần Xô-lơ-mơn (Susan Solomon) dẫn đầu cuộc thám hiểm ở Nam Cực để tìm câu trả lời. Câu trả lời hoàn toán giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Mô-li-nơ và Rao-lân vào năm 1974.
Câu 4:
- Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone - chủ yếu là CFC.
- Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.
Câu 5:
- Những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại.
- Công chúng, sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Là nêu tác nhân bào mòn tầng ozone và thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone.
- Đây là thông tin thời sự chính trị. Vì dù văn bản có đề cập đến các thông tin về khoa học, nhưng mục đích chính của nó là để bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.
Câu 2:
- Nhan đề của văn bản đã nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản.
- Cách triển khai nội dung thể hiện được sự lô-gíc, có tính dẫn dắt.
Câu 3:
- Đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin: về nội dung, tính xác thực, ngôn ngữ, hình thức rõ ràng.
- Tôi hoàn toàn đồng tình. Vì bản chất của nghiên cứu khoa học là tìm tòi và khám phá bản chất của các hiện tượng, sự việc trong thế giới, từ đó góp phần bảo vệ thế giới. Và vì để có thể phục hồi tầng ozone, cần phải loại bỏ hết các chất CFC trong sản xuất, đời sống cũng như cần sự hỗ trợ, chung tay của toàn cầu. Việc loại bỏ CFC - một chất đã quen thuộc trong sản xuất cũng như kêu gọi toàn cầu chung sức là điều không hề dễ dàng.
Câu 4: Làm cho văn bản trở nên trực quan, sinh động, giúp người đọc dễ hình dung được tình trạng của tầng ozone theo thời gian.
Câu 5:
- Câu chuyện thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone cho thấy có những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến.
- Quan điểm của tác giả bài viết hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ có những cá nhân cụ thể "kích hoạt" quá trình mà không có sự hưởng ứng của toàn cầu thì nỗ lực phục hồi tầng ozone không thể thành công.
Câu 6:
- Ngăn chặn COVID-19
- Vấn đề ngăn chặn COVID-19 hiện nay đã có những thành công nhờ nỗ lực toàn cầu.
Câu 7: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), tôi nghĩ sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như con người không biết cách để bảo vệ môi trường, không có sự chung sức chung lòng cũng như khoa học hiện đại.
Câu 8: Là một bản tin nêu lên được một vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người và tạo được sự tác động đối với xã hội.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Hiện nay con người đang cần nỗ lực để giảm thiểu rác thải nhựa. Để giảm rác thải nhựa, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hạn ché các sản phẩm từ nhựa. Thay vì sử dụng túi nylon khi đi chợ, ta có thể thay nó bằng những chiếc làn, giỏ. Chúng ta cũng có thể hạn chế các đồ nhựa chỉ sử dụng một lần,... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Có. Theo dõi tin tức thông tin qua bản tin thời sự của VTV. Tôi quan tâm đến độ xác thực của thông tin.
Câu 2: Tầng Ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Đã khái quát được nội dung và vấn đề chính của văn bản.
Câu 2: Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ "cướp lấy" một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là "bào" lớp ozone.
Câu 3: Đã được diễn giải bởi nhóm nhà hóa học khí quyển do bà Xu-đần Xô-lơ-mơn (Susan Solomon) dẫn đầu cuộc thám hiểm ở Nam Cực để tìm câu trả lời. Câu trả lời hoàn toán giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Mô-li-nơ và Rao-lân vào năm 1974.
Câu 4:
- Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone - chủ yếu là CFC.
- Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.
Câu 5:
- Những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại.
- Công chúng, sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Là nêu tác nhân bào mòn tầng ozone và thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone.
- Đây là thông tin thời sự chính trị. Vì mục đích chính của nó là để bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.
Câu 2:
- Nhan đề của văn bản đã nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản.
- Cách triển khai nội dung thuyết phục.
Câu 3:
- Đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin.
- Tôi hoàn toàn đồng tình. Vì bản chất của nghiên cứu khoa học là tìm tòi và khám phá bản chất của hiện tượng.
Câu 4: Giúp người đọc dễ hình dung được tình trạng của tầng ozone theo thời gian.
Câu 5:
- Những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến.
- Quan điểm của tác giả bài viết hoàn toàn đúng đắn.
Câu 6:
- Ngăn chặn COVID-19
- Vấn đề ngăn chặn COVID-19 hiện nay đã có những thành công nhờ nỗ lực toàn cầu.
Câu 7: Tôi nghĩ sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như con người không biết cách để bảo vệ môi trường.
Câu 8: Là một bản tin nêu lên được một vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người và tạo được sự tác động đối với xã hội.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Hiện nay con người đang cần nỗ lực để giảm thiểu rác thải nhựa. Thay vì sử dụng túi nylon khi đi chợ, ta có thể thay nó bằng những chiếc làn, giỏ. Chúng ta cũng có thể hạn chế các đồ nhựa chỉ sử dụng một lần,... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.