Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Động vật quanh ta”. - GV phổ biến luật chơi: GV phát ra cho HS một đồ vật bất kì sau đó cả lớp sẽ truyền tay nhau, mỗi lần truyền đến bạn nào thì bạn đó phải nói tên một loài động vật bất kì mà bạn biết. Cứ thế cho đến khi hết một vòng lớp học, nếu chưa hết thì bạn cuối cùng không nên được sẽ bị cô giáo phạt phải lên hát một bài về thế giới động vật.
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Sau khi em cùng các bạn đã kể tên một số con vật xung quanh mình, các em hãy chọn một con vật mình yêu thích nhất và mô tả đặc điểm của chúng? - GV khuyến khích HS chia sẻ hiểu biết, không chốt ý kiến đúng sai - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài động vật đa dạng khác nhua. Mỗi loài đều có những đặc điểm và chức năng riêng tạo nên một thế giới động vật sinh động. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số bộ phận của động vật và chức năng của chúng qua bài – Bài 15. Một số bộ phận của động vật và chức năng của chúng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu sơ qua về động vật a. Mục tiêu: HS vui vẻ, tích cực chỉ được trên hình và nói tên được một số bbộ phận của động vật, nhận xét được lớp bao phủ bên ngoài cơ thể của mỗi con vật. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc câu dẫn của hoạt động, quan sát hình 1 và hỏi HS xem Trong hình có những con vật nào? Sau đó chia nhóm HS theo những con vật mà các em tích tìm hiểu vào các nhóm thực hiện theo yêu cầu: + Cho biết nơi sống của chúng? + Con vật đó có những đặc điểm bên ngoài nào nổi bật? - GV mời các nhóm lên giới thiệu bức tranh
- GV nhận xét và đặt câu hỏi gợi mở: Con bò có thể bơi dưới nước không? Con anai có thể bay như con chim không? Vì sao? - GV giúp HS rút ra nhận xét qua phần trình bày: Động vật rất đa dạng, các con vật rất khác nhau, sống ở những nơi khác nhau, nên chúng có những đặc điểm cơ thể, đặc điểm bên ngoài khác nhau. Hoạt động 2: So sánh và nhận xét đặc điểm bên ngoài của con vật a. Mục tiêu: - HS tích cực, tự giác lựa chọn một số con vật để so sánh, nhận xét về đặc điểm bên ngoài (không cần so sánh tất cả các con vật vối nhau) b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu hoạt động và quan sát các hình từ 2 đến 5 trong SGK: + Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của con vật + Nhận xét về lớp che phủ bên ngoài cơ thể của các con vật + Lựa chọn một số con vật và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng
- GV bao quát các nhóm, gợi ý HS quan sát hình phóng to, tên của bộ phận đó ở mỗi con vật, so sánh nhận xét về đặc điểm các bộ phận của một số con vật (không cần so sánh tất cả các con vật với nhau) - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm - GV nhận xét và chốt lại kiến thức
Hoạt động 3: Chức năng một số bộ phận a. Mục tiêu: HS vui vẻ, tích cực nói được chức năng một số bộ phận động vật và chia sẻ ý kiến của mình trong nhóm (trước lớp) b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi HS đọc yêu cầu hoạt động, quan sát nội dung từng hình ứng với nhóm được giao và trả lời câu hỏi: + Các con vật đang làm gì? Ở đâu? + Bộ phận nào giúp chúng có thể thực hiện hoạt động đó? - GV mời đại diện các nhóm trình bày và kết quả làm việc nhóm. - GV chốt kiến thức.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhắc mỗi HS chuẩn bị mang đến lớp giờ học sau hình ảnh (ảnh chụp hoặc vẽ) một số động vật mà em em biết: mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A3 hoặc tờ lịch tường đã qua sử dụng. |
- HS hào hứng tham gia trò chơi
- HS quan sát và trả lời: Hình 1 cho em biết vị trí không an toàn là tường rào, cây cối, mái trường...
- HS dựa trên kinh nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi gợi mở
- HS chia sẻ hiểu biết với bạn bên cạnh và với cả lớp
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát, trao đổi trong nhóm và giới thiệu về tên con vật, nơi sống, đặc điểm nổi bật của con vật đó: + Nhóm con bò sữa: sống ở đồng cỏ, có bộ lông đen, trắng + Nhóm con nai: sống ở đồng cỏ, có sừng nhọn + Nhóm con vịt: bơi dưới nước, có bộ lông nhiều màu + Nhóm con ếch: sống dưới nước, trên những đóa hoa sen, có màu xanh lá...
- HS các nhóm lên chỉ con vật và giới thiệu, các nhóm khác quan sát và ghi nhớ - HS suy nghĩ, thảo luận với nhóm và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS (cá nhân) quan sát kĩ từng hình, trả lời theo yêu cầu: + Hình 2: con tôm: vỏ cứng + Hình 3: con cá: vảy vàng + Hình 4: con chim: lông vũ sặc sỡ + Hình 5: con mèo: lông mao
- HS chia sẻ kết quả quan sát: nói được tên các bộ phận chính, tên lớp che phủ bên ngoài con vật, so sánh và nhận xét của mình trong nhóm - HS trình ày kết quả, các nhóm khác bổ sung và nhận xét - HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát và nói được hoạt động của con vật và nới sống của chúng, tên bộ phận giúp con vật thực hiện hoạt động đó: + Nhóm 1 (hình 6): cá bơi dưới nước nhớ vảy + Nhóm 2 (hình 7): chim bay trên trời nhờ cánh + Nhóm 3 (hình 8): ngựa chạy ngoài đồng cỏ nhờ chân + Nhóm 4 (hình 9): con cua bò trên đất, gần hồ nước nhờ càng
- HS nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ |
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác