Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu hình ảnh minh họa và hỏi HS rằng người trong hình đang làm gì? - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK và thảo luận cặp đôi tra lời: Điều gì sẽ xảy ra với thức ăn khi chúng ta ăn vào cơ thể? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Muốn biết thức ăn sẽ như thế nào trong cơ quan tiêu hóa, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 18: Cơ quan tiêu hóa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1, 2: Ghép thẻ chữ vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa a. Mục tiêu: HS xác định và nêu được tên một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa. . b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, trao đổi theo cặp và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - GV mời một số nhóm HS lên bảng, chỉ hình và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - GV nhận xét và đặt thêm câu hỏi yêu cầu HS tiếp tục thảo luận: Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào? - GV mời một số HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - GV nhận xét, giới thiệu và cung cấp thêm thông tin về cơ quan tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa: (tỳ trình độ HS mà GV cung cấp) + Ống tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn kết nối với nhau tạo thành ống tiêu hóa: ● Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc tại hậu môn, dài đé 7 mét, gấp đôi 4 lần chiều cao của người trưởng thành,. ● Thực quản là một ống dài khoảng 25 cm. ● Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, làm thành cái túi có thể tích khoảng 1200 cm3. ● Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa, dài từ 4 đến 6m ở người trưởng thành. Ruột già dài khoảng 1-1,5m. + Tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, ga, túi mật và tụy,... C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Ghép các thể chữ thích hợp vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa. a. Mục tiêu: HS xác định và nêu được tên một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể. b. Cách tiến hành - GV chia nhóm, phát các thẻ chữ hoặc treo tranh câm của cơ quan tiêu hóa lên bảng. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày và chia sẻ trước lớp. - GV tổ chức cho các nhóm thi đua với nhau, mời các nhóm nhận xét lẫn nhau và tìm ra nhóm thắng cuộc, làm việc tốt nhất.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế a. Mục tiêu: HS xác định và nêu được tên một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể. b. Cách tiến hành - GV mời từng cặp HS liên hệ thực tế bằng cách chỉ trên cơ thể một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa theo sự cảm nhận vị trí của một số cơ quan mà các em vừa được học được qua sơ đồ hình 1. - GV nhận xét và đánh giá
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” trong SGK trang 75: - GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học. - GV nhắc nhở HS ôn kĩ và viết các bộ phận của cơ quan tiêu hóa vào vở. |
- HS quan sát và trả lời: Cận bé đang ăn bánh hamburger
- HS trao đổi và chia sẻ câu trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS thảo luận theo nhóm đôi chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày, các nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung. - HS lắng nghe và trao đổi thảo luận.
- HS trình bày kết quả, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Từng HS trong nhóm thực hiện ghép các bộ phận của cơ quan tiêu hóa vào bộ tranh.
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể vừa hoàn thành. - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp. - HS thi đua với nhau sôi nổi.
- HS lắng nghe, tiếp thu và thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe và ghi chép.
- HS lắng nghe và ghi nhớ ôn tập. |
---------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác