Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi gợi mở trong SGK và thảo luận trả lời: Hãy đăt bàn tay lên ngực hoặc lên cổ và ấn nhẹ, em cảm nhận thấy gì?
- GV cho HS trả lời theo hiểu biết và cảm nhận của HS và chưa chốt đúng sai. - GV dẫn dắt HS vào bài: Muốn biết bộ phận nào đang đập thình thịch ên ngực trái hoặc ở cổ,... chúng ta cùng nhau tìm hiểu Bài 20 – Cơ quan tuần hoàn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. a. Mục tiêu: HS nêu được tên của các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. b. Cách tiến hành - GV chiếu cho HS xem video giới thiệu về cơ quan tuần hoàn cho HS cảm nhận và có những hiểu biết cơ bản ban đầu: https://www.youtube.com/watch?v=S5tow8SVsZE - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 trong SGK, trao đổi với bạn bên cạnh dể trả lời câu hỏi: Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? - GV hướng dẫn từng cặp HS chỉ các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn. - GV nhận xét và giời thiệu, cung cấp thêm thông tin về cơ quan tuần hoàn: Cơ quan tuần hoàn gồm tim và cá mạch máu. Các mạch máu tạo thành hệ mạch kín trong cơ thể người bao gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Máu lưu thông trong các mạch màu là một chất lòng màu đó.
Hoạt động 2: Chức năng của từng bộ phận của cơ qua tuần hoàn. a. Mục tiêu: HS nêu được chức năng của từng bộ phận của cơ quan tuần hoàn. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn cho HS quan sát hình 3 và yêu cầu HS: + Chỉ vào động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ. + Nếu tim ngừng đập, cơ thể sẽ như thế nào? - GV hướng dẫn từng cặp HS chỉ các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn. - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong sơ đồ giới thiệu và cung cấp thêm thông tin: + Động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể. + Tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. + Tim luôn co bóp để đẩy máu đi khắp cơ thể. - GV giời thiệu thêm về vai trò của tim trong mục “Em có biết” để có thể giới thiệu thêm với HS vẽ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. + Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều ô-xi (02) và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các bô nic (CO2) và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim. - GV hỏi HS để chốt kiến thức: Vậy chức năng của cơ quan tuần hoàn là gì?
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học. - GV nhắc nhở HS ôn kĩ và viết các bộ phận và chức năng của cơ quan tuần hoàn vào vở. |
- HS quan sát, làm theo và cảm nhận.
- HS chia sẻ cảm nhận và hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS tập trung quan sát video và cảm nhận.
- HS quan sát hình, liệt kê những bộ phận của cơ quan tuần hoàn như tim, các mạch máu,...
- HS chỉ hình và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Nêu tim ngừng đập dẫn đến mất tri giác, ngừng thở và chết.
- HS lắng nghe hướng dẫn, quan sát, chỉ vào hình. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe, đọc và ghi chép.
- HS suy nghĩ và xung phong trả lời: cơ quan tuần hoàn vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
- HS lắng nghe và ghi chép kiến thức. - HS lắng nghe và ghi nhớ hoàn thiện. |
--------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác