Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Câu phủ định

Soạn bài: “Câu phủ định” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Câu phủ định” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2

Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?

a, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)

b, Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c, Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết gần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn).

Bài tập 2: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

b, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.

(Băng Sơn, Qủa thơm)

c, Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)

- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn không giống nhau không.

Bài tập 3: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2

Xét câu sau và trả lời câu hỏi:

Choắt không dạy được nữa, nằm thoi thóp.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?

Bài tập 4: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2

Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

a, Đẹp gì mà đẹp!

b, Làm gì có chuyện đó!

c, Bài thơ này mà hay à?

d, Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chắc? (Nam Cao, Lão Hạc)

Bài tập 5: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc đoạn trích sau và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

Bài tập 6: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2

Hãy viết một đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 5 kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu phủ định và câu cầu khiến

Bài tập 2: Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Câu phủ định

Bài tập 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:

o Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu! => "phản bác" lại suy nghĩ của Lão Hạc

o Không, chúng con không đói nữa đâu. => Tý muốn làm thay đổi ("phản bác") điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ

• Vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.

Bài tập 2: 

  • Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c).
  • Đặt câu không có từ phủ định:

o Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.

o Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.

o Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

  • Những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.

Bài tập 3: 

  • Viết lại câu này như sau: Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp.
  • Nghĩa của câu trên có sự thay đổi. Bởi vì, “chưa” biểu thị ý phủ định một thời điểm nào đó không có, nhưng sau đó có thể có. Còn “không” cũng biểu thị ý phủ định, nhưng  về sau không thể có. 
  • Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.

Bài tập 4: Các câu đã cho không phải là câu phủ định. Vì không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định.

Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

o Không đẹp một chút nào!

o Không thể có chuyện đó được.

o Bài thơ này không hay.

o Bài thơ này dở quá.

o Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Bài tập 5: Không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.

  • Bởi vì: "Quên" biểu thị trạng thái trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có. Còn "không" biểu thị ý phủ định không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. "Chưa" thể hiện ý phủ định đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có,  "chẳng" biểu thị ý phủ định  không có hàm ý về sau có thể có.

Bài tập 6: Đoạn đối thoại ngắn

Bài tham khảo

- Cậu thấy bộ phim hôm qua thế nào?

- Chẳng hay gì cả. Tớ không thấy có giá trị nghệ thuật gì hết.

- Đâu có, tớ thấy bộ phim có giá trị nhân văn sâu sắc đấy chứ.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 5 kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.

Bài tham khảo 1: 

Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa.  Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

  • Câu cảm thán: Chao ôi!
  • Câu nghi vấn: Phải chăng thu đã về
  • Câu phủ định: Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. 
  • Câu cầu khiến: Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!
  • Câu trần thuật: Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu phủ định và câu cầu khiến

Bài viết tham khảo

Tôi không tin những điều đang xảy ra trước mắt mình là sự thật. Ông ngoại tôi đã mất, người mà tôi yêu quý nhất trong cuộc đời. Chỉ mấy hôm trước, ông còn hứa sẽ kể cho tôi nghe những câu chuyện thời trẻ của ông và đồng đội, những người đã kiên cường chiến đấu trong làn mưa bom bão đạn của kẻ thù. Vậy mà hôm nay ông đã rời xa tôi và cả gia đình, tôi đã vĩnh viễn mất ông trong cuộc đời này. Nước mắt tôi trào dâng, trái tim tôi như bị bóp nghẹt. Sự sống của con người chỉ là hữu hạn. Vì thế, hãy yêu thương và chăm sóc người thân của mình khi còn có thể bạn nhé!

  • Câu phủ định: Tôi không tin những điều đang xảy ra trước mắt mình là sự thật
  • Câu cầu khiến: Vì thế, hãy yêu thương và chăm sóc người thân của mình khi còn có thể bạn nhé!

Bài tập 2: Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

Đoạn hội thoại

An: Bình ơi. Hôm nay lớp chúng mình vẫn học đúng không?

Bình: Hôm nay lớp mình không học.(Câu phủ định bác bỏ) Cậu quên lời thầy dặn rồi sao?

An: Vậy à? Tớ không nghe thấy lời thầy dặn, có thể vì hôm trước tớ không tập trung lúc thầy giảng bài. (Câu phủ định miêu tả)

III. Soạn bài ngắn nhất: Câu phủ định

Bài tập 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:

- Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!

 => "phản bác" lại suy nghĩ của Lão Hạc

- Không, chúng con không đói nữa đâu. 

=> Tý muốn "phản bác" điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ

=> Cả 2 câu đều "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.

Bài tập 2: a, b, c  => câu phủ định. Vì đều có những từ phủ định (a và b => không) , (c =>chẳng).

Đặt câu:

- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.

- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.

- Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

=> Câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm nhấn mạnh ý hơn.

Bài tập 3: 

Viết lại: Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp. => Nghĩa có sự thay đổi (“chưa” biểu thị ý phủ định một thời điểm nào đó không có, nhưng sau đó có thể có. Còn “không” cũng biểu thị ý phủ định, nhưng  về sau không thể có. )

=> Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.

Bài tập 4: 

Các câu đã cho không phải là câu phủ định. =>không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định.

Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

- Không đẹp một chút nào!

- Không thể có chuyện đó được.

- Bài thơ này không hay.

- Bài thơ này dở quá.

- Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Bài tập 5: Không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.

- "Quên" biểu thị trạng thái trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có.

- "Không" biểu thị ý phủ định không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. 

- "Chưa" thể hiện ý phủ định đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có.

- "Chẳng" biểu thị ý phủ định  không có hàm ý về sau có thể có.

Bài tập 6: Đoạn đối thoại ngắn

Bài tham khảo

- Cậu thấy bộ phim hôm qua thế nào?

- Chẳng hay gì cả. Tớ không thấy có giá trị nghệ thuật gì hết.

- Đâu có, tớ thấy bộ phim có giá trị nhân văn sâu sắc đấy chứ.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 5 kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.

Bài tham khảo 

Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa.  Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

Câu cảm thán: Chao ôi!

Câu nghi vấn: Phải chăng thu đã về

Câu phủ định: Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. 

Câu cầu khiến: Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

Câu trần thuật: Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu phủ định và câu cầu khiến

Bài viết tham khảo

Tôi không tin những điều đang xảy ra trước mắt mình là sự thật. Ông ngoại tôi đã mất, người mà tôi yêu quý nhất trong cuộc đời. Chỉ mấy hôm trước, ông còn hứa sẽ kể cho tôi nghe những câu chuyện thời trẻ của ông và đồng đội, những người đã kiên cường chiến đấu trong làn mưa bom bão đạn của kẻ thù. Vậy mà hôm nay ông đã rời xa tôi và cả gia đình, tôi đã vĩnh viễn mất ông trong cuộc đời này. Nước mắt tôi trào dâng, trái tim tôi như bị bóp nghẹt. Sự sống của con người chỉ là hữu hạn. Vì thế, hãy yêu thương và chăm sóc người thân của mình khi còn có thể bạn nhé!

Câu phủ định: Tôi không tin những điều đang xảy ra trước mắt mình là sự thật

Câu cầu khiến: Vì thế, hãy yêu thương và chăm sóc người thân của mình khi còn có thể bạn nhé!

Bài tập 2: Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

Đoạn hội thoại

An: Bình ơi. Hôm nay lớp chúng mình vẫn học đúng không?

Bình: Hôm nay lớp mình không học.(Câu phủ định bác bỏ) Cậu quên lời thầy dặn rồi sao?

An: Vậy à? Tớ không nghe thấy lời thầy dặn, có thể vì hôm trước tớ không tập trung lúc thầy giảng bài. (Câu phủ định miêu tả)

IV. Soạn bài cực ngắn: Câu phủ định

Bài tập 1: 

1. Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!

 => "phản bác" lại suy nghĩ của Lão Hạc

2. Không, chúng con không đói nữa đâu. 

=> Tý muốn "phản bác" điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ

Bài tập 2: 

 1. a, b, c  là câu phủ định. Vì đều có những từ phủ định không, chẳng.

 2. Đặt câu:

a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.

b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.

c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

=> Câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm nhấn mạnh ý hơn.

Bài tập 3: Viết lại

 “Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp.” 

=> Nghĩa có sự thay đổi (“chưa” biểu thị ý phủ định một thời điểm nào đó không có, nhưng sau đó có thể có.)

  Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.

Bài tập 4:  

1. Các câu đã cho không phải là câu phủ định. 

=>Không có từ ngữ phủ định (nhưng dùng để biểu thị ý phủ định.)

Đặt  câu có ý nghĩa tương đương.

1. Không đẹp một chút nào!

2. Không thể có chuyện đó được.

3. Bài thơ này không hay.

4. Bài thơ này dở quá.

5. Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Bài tập 5: 

"Quên" biểu thị trạng thái trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có.

"Không" biểu thị ý phủ định không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. 

"Chưa" thể hiện ý phủ định đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có.

"Chẳng" biểu thị ý phủ định  không có hàm ý về sau có thể có.

=> Không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.

Bài tập 6: Đoạn đối thoại ngắn

Bài tham khảo

- Cậu thấy bộ phim hôm qua thế nào?

- Chẳng hay gì cả. Tớ không thấy có giá trị nghệ thuật gì hết.

- Đâu có, tớ thấy bộ phim có giá trị nhân văn sâu sắc đấy chứ.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 5 kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.

Bài tham khảo

Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa.  Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

"Chao ôi!" => Câu cảm thán

"Phải chăng thu đã về" => Câu nghi vấn

"Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. " => Câu phủ định

"Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!" => Câu cầu khiến: 

"Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện" => Câu trần thuật

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu phủ định và câu cầu khiến

Bài viết tham khảo

Tôi không tin những điều đang xảy ra trước mắt mình là sự thật. Ông ngoại tôi đã mất, người mà tôi yêu quý nhất trong cuộc đời. Chỉ mấy hôm trước, ông còn hứa sẽ kể cho tôi nghe những câu chuyện thời trẻ của ông và đồng đội, những người đã kiên cường chiến đấu trong làn mưa bom bão đạn của kẻ thù. Vậy mà hôm nay ông đã rời xa tôi và cả gia đình, tôi đã vĩnh viễn mất ông trong cuộc đời này. Nước mắt tôi trào dâng, trái tim tôi như bị bóp nghẹt. Sự sống của con người chỉ là hữu hạn. Vì thế, hãy yêu thương và chăm sóc người thân của mình khi còn có thể bạn nhé!

"Tôi không tin những điều đang xảy ra trước mắt mình là sự thật" => Câu phủ định

"Vì thế, hãy yêu thương và chăm sóc người thân của mình khi còn có thể bạn nhé!" => Câu cầu khiến

Bài tập 2: Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

Đoạn hội thoại

An: Bình ơi. Hôm nay lớp chúng mình vẫn học đúng không?

Bình: Hôm nay lớp mình không học.(Câu phủ định bác bỏ) Cậu quên lời thầy dặn rồi sao?

An: Vậy à? Tớ không nghe thấy lời thầy dặn, có thể vì hôm trước tớ không tập trung lúc thầy giảng bài. (Câu phủ định miêu tả)

 

Tìm kiếm google: Trả lời câu hỏi bài câu phủ định, hướng dẫn soạn bài câu phủ định ngắn nhất, soạn bài siêu ngắn câu phủ định ngữ văn 8 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com