Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Đi bộ ngao du

Soạn bài: “Đi bộ ngao du” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đi bộ ngao du” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

Bài tập 2: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Bài tập 3: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.

Bài tập 4: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này ? 

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật bài Đi bộ ngao du

Bài tập 2: Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người

II. Soạn bài siêu ngắn: Đi bộ ngao du

Bài tập 1:Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính

Phần 1: Từ đầu đến "nghỉ ngơi": đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.

Phần 2: Tiếp đến "Tốt hơn": đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.

Phần 3: Phần còn lại: đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.

Bài tập 2: Trật tự các luận điểm ở đây được sắp xếp hợp lí, bởi vì qua đó thể hiện tư tưởng của tác giả : lòng khao khát tự do. 

  • Suốt đời Rut-xô theo điểm đấu tranh cho tự do => chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên. 
  • Tuổi thơ Rut-xô lại không được học hành => chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức được đề cập đến tiếp sau.

Bài tập 3: Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình. Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông. Lí luận trừu tượng (khi xưng “ta”) và những trải nghiệm cá nhân (khi xưng “tôi”) đan xen nhau làm cho bài văn nghị luận Đi bộ ngao du thêm sinh động, không khô khan, xơ cứng, tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

Bài tập 4: Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật bài Đi bộ ngao du

Nội dung:  bàn đến những lợi ích từ việc đi bộ đem lại, đó là sự tự do và tinh thần thoải mái, rèn luyện sức khỏe, cơ hội được trau dồi kiến thức và hiểu biểt. Văn bản thể hiện rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Nghệ thuật:

  • Dẫn chứng cụ thể, tự nhiên, sinh động và gắn với thực tiễn cuộc sống
  • Văn bản có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

Bài tập 2: Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người

Bài tham khảo

Từ văn bản Đi bộ ngao du của tác giả Ru-xô đã cho chúng ta thấy những lợi ích quan trọng từ việc đi bộ mang lại mà không có loại hình giao thông nào có thể thay thế. Trước hết đó là sự tự do, không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì, ta có thể đi hay dừng, quan sát khắp nơi, hưởng thụ tất cả sự tự do của con người. Điều đó mang lại cho tinh thần ta sự sảng khoái, thoải mái và hòa mình vào giữa thiên nhiên. Đi bộ ngao du còn giúp chúng ta học hỏi, thêm nhiều hiểu biết, thấy quý trọng hơn những tài nguyên mà thiên hiên ban tặng và có một kho tàng tri thức về tự nhiên. Tư tưởng ấy có nét tương đồng với câu tục ngữ của người Việt “Đi một ngày đàng, học một sàng không”. Và cuối cùng, đi bộ mang lại cho chúng ta món quà quý giá nhất là sức khỏe, giúp chúng ta khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe được tăng cường. Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới tận hưởng được những lợi ích của nó đem lại cho con người.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đi bộ ngao du

Bài tập 1: 3 luận điểm chính

1. Từ đầu đến "nghỉ ngơi" => đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.

2. Tiếp đến "Tốt hơn" =>đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.

3. Còn lại => đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.

Bài tập 2: Trật tự sắp xếp hợp lí. Vì qua đó thể hiện tư tưởng của tác giả (lòng khao khát tự do =>  chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên. / Không được học hành => chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức)

Bài tập 3: 

  • Đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung.
  • Xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình.
  •  Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông.
  • Lí luận trừu tượng (khi xưng “ta”).
  • Những trải nghiệm cá nhân (khi xưng “tôi”) 

=> Đan xen nhau làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động, không khô khan, xơ cứng, tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

Bài tập 4: Qua bài văn người đọc tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô, là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật

Nội dung:  

- Lợi ích từ việc đi bộ đem lại, đó là sự tự do và tinh thần thoải mái, rèn luyện sức khỏe, cơ hội được trau dồi kiến thức và hiểu biểt. 

- Thể hiện tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Nghệ thuật:

- Văn bản có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

- Dẫn chứng cụ thể, tự nhiên, sinh động và gắn với thực tiễn cuộc sống

Bài tập 2: Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người

Bài tham khảo

Từ văn bản Đi bộ ngao du của tác giả Ru-xô đã cho chúng ta thấy những lợi ích quan trọng từ việc đi bộ mang lại mà không có loại hình giao thông nào có thể thay thế. Trước hết đó là sự tự do, không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì, ta có thể đi hay dừng, quan sát khắp nơi, hưởng thụ tất cả sự tự do của con người. Điều đó mang lại cho tinh thần ta sự sảng khoái, thoải mái và hòa mình vào giữa thiên nhiên. Đi bộ ngao du còn giúp chúng ta học hỏi, thêm nhiều hiểu biết, thấy quý trọng hơn những tài nguyên mà thiên hiên ban tặng và có một kho tàng tri thức về tự nhiên. Tư tưởng ấy có nét tương đồng với câu tục ngữ của người Việt “Đi một ngày đàng, học một sàng không”. Và cuối cùng, đi bộ mang lại cho chúng ta món quà quý giá nhất là sức khỏe, giúp chúng ta khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe được tăng cường. Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới tận hưởng được những lợi ích của nó đem lại cho con người.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đi bộ ngao du

Bài tập 1: 3 luận điểm chính

Đoạn 1: Từ đầu đến "nghỉ ngơi" 

=> đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.

Đoạn 2: Tiếp đến "Tốt hơn"

 =>đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.

Đoạn 3: Còn lại

 => đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.

Bài tập 2: Trật tự sắp xếp hợp lí.=> thể hiện tư tưởng của tác giả 

1. Lòng khao khát tự do =>  chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên.

2. Không được học hành => chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức)

Bài tập 3: 

1. “ta”=> lí luận chung.

2. “tôi” => nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình.

3. Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” => thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông.

4. Khi xưng “ta” => lí luận trừu tượng.

5. Khi xưng “tôi” => Những trải nghiệm cá nhân 

Đan xen nhau làm cho bài văn thêm sinh động, không khô khan, xơ cứng, tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

Bài tập 4: Qua bài văn người đọc tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô, là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1:

Nội dung:  

1. Lợi ích từ việc đi bộ đem lại (sự tự do, tinh thần thoải mái, rèn luyện sức khỏe, cơ hội được trau dồi kiến thức và hiểu biểt. )

2. Thể hiện tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Nghệ thuật: Văn bản có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, tự nhiên, sinh động và gắn với thực tiễn cuộc sống

Bài tập 2: Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người

Bài tham khảo

Từ văn bản Đi bộ ngao du của tác giả Ru-xô đã cho chúng ta thấy những lợi ích quan trọng từ việc đi bộ mang lại mà không có loại hình giao thông nào có thể thay thế. Trước hết đó là sự tự do, không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì, ta có thể đi hay dừng, quan sát khắp nơi, hưởng thụ tất cả sự tự do của con người. Điều đó mang lại cho tinh thần ta sự sảng khoái, thoải mái và hòa mình vào giữa thiên nhiên. Đi bộ ngao du còn giúp chúng ta học hỏi, thêm nhiều hiểu biết, thấy quý trọng hơn những tài nguyên mà thiên hiên ban tặng và có một kho tàng tri thức về tự nhiên. Tư tưởng ấy có nét tương đồng với câu tục ngữ của người Việt “Đi một ngày đàng, học một sàng không”. Và cuối cùng, đi bộ mang lại cho chúng ta món quà quý giá nhất là sức khỏe, giúp chúng ta khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe được tăng cường. Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới tận hưởng được những lợi ích của nó đem lại cho con người.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài đi ngao du , Đi bộ ngao du ngữ văn 8 tập 2, soạn bài Đi bộ ngao du ngữ văn 8 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net