Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài Ôn tập Chương 3

Soạn mới Giáo án hóa học 11 CTST bài Ôn tập Chương 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về đại cương hóa hữu cơ

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong bài ôn tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chương.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lý và sáng tạo.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Hệ thống hoá được kiến thức về đại cương hóa hữu cơ.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức để áp dụng vào việc giải bài tập.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học
  • Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Sơ đồ tư duy, câu hỏi/bài tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”

GV đọc lần lượt các chất sau: AlCl3, H2SO4, CH3-CH3, CH2=CH-CH3, (CH3COO)2Ca,  C6H5CH2OH, CO, CaC2, KCN. Yêu cầu HS xác định chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS đưa ra nhanh các đáp án.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án

Chất hữu cơ: CH3-CH3, CH2=CH-CH3, (CH3COO)2Ca,  C6H5CH2OH.

Chất chất vô cơ: AlCl3, H2SO4, CO, CaC2, KCN

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương HS có câu trả lời đúng, nhanh nhất

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 3, để củng cố và luyện tập chương 3 chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương 3

  1. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Sử dụng sơ đồ tư duy, HS hệ thống hoá được kiến thức về hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ.
  3. Nội dung: HS trình bày sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước
  4. Sản phẩm học tập:
  • Sơ đồ tư duy kiến thức chương
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức lên bảng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi kiểm tra chéo sơ đồ tư duy đa chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sơ đồ tư duy lên bảng theo sự hướng dẫn của GV

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 3

1. Hệ thống hoá kiến thức

 

 

Sơ đồ tư duy tham khảo

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ ?

  1. Al2CB. C2H4                            C. CO                    D. Na2CO3.

Câu 2: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường

  1. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
  2. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
  3. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
  4. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.

Câu 3: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố

  1. carbon B. hydrogen                     C. oxygen              D. nitrogen.

Câu 4: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:

mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:

  1. C6H12O4 B. CH3O                         C. C3H6O2              D. C3H6O

Câu 5: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

  1. cộng hóa trị B. ion                              C. kim loại             D. hydrogen.

Câu 6: Một hydrocarbon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hydrogen là 14. Công thức phân tử của X là:

  1. C2H          B. CH4                            C. C2H4                  D. C2H2

Câu 7: Hydrocarbon X có 16,28% khối lượng H trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo của X là

  1. 3 B. 4                                  C. 5                         D. 6

Câu 8: Cấu tạo hoá học là

 -----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài Ôn tập Chương 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 chân trời mới, soạn giáo án hóa học 11 chân trời bài Ôn tập Chương 3, giáo án hóa học 11 chân trời

Soạn giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay