Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm)

Soạn mới Giáo án hóa học 11 CTST bài Arene (Hydrocarbon thơm). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: ARENE (HYDROCARBON THƠM)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về arene.
  • Viết được công thức và gọi được tên của một số arene.
  • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene, đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.
  • Trình bày được tính chất hóa học đặc trưng của arene (hoặc qua mô tả thí nghiệm): phản ứng thế của benzene và toluene, gồm phản ứng halogen hóa, nitro hóa (điều kiện phản ứng, quy tắc thế); phản ứng cộng chlorine, hydrogen vào vòng benzene; phản ứng oxi hóa hoàn toàn; oxi hóa nhóm alkyl.
  • Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc mô tả) thí nghiệm nitro hóa benzene, cộng chlorine vào benzene, oxi hóa benzene và toluene bằng dung dịch KMnO4; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của arene.
  • Trình bày được ứng dụng của arene và đưa ra được cách ứng xử thích hợp với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
  • Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp (từ nguồn hydrocarbon thiên nhiên, từ phản ứng reforming).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về arene (hydrocarbon thơm)
  • Giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các vấn đề về danh pháp arene như ortho-, meta-, para -,...Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm về arene.
    • Viết được công thức và gọi được tên của một số arene đơn giản (benzene, toluen, xylene, styrene, naphthalene)
    • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene, đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.
    • Trình bày được tính chất hóa học đặc trưng của arene (hoặc qua mô tả thí nghiệm)
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc mô tả) thí nghiệm nitro hóa benzene, cộng chlorine vào benzene, oxi hóa benzene và toluene bằng dung dịch KMnO4;
    • Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của arene.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Trình bày được ứng dụng của arene và đưa ra được cách ứng xử thích hợp với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
    • Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp (từ nguồn hydrocarbon thiên nhiên, từ phản ứng reforming).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi khởi động “Benzene, toluene, xylene,... là các hydrocarbon họ arene, được thêm vào xăng theo một tỉ lệ thể tích nhất định, giúp tăng chỉ số octane của xăng, nhờ đó nhiên liệu được đốt cháy hiệu quả hơn. Arene là gì? Arene có cấu tạo, tính chất và ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận đưa ra các dự đoán.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 14 Arene (Hydrocarbon thơm)

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM ARENE

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của benzene

  1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 1 trang 85.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 SGK trang 85.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết của mình, thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang  85.

1. Nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử benzene và cho biết có điểm gì khác so với các hydrocarbon đã học.

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 85.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 85.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.

1. KHÁI NIỆM ARENE

* Tìm hiểu đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của benzene

Trả lời CH thảo luận 1

Benzene có công thức phân tử C6H6

6 nguyên tử carbon trong phân tử benzene nằm ở sáu đỉnh của một hình lục giác đều, toàn bộ phân tử nằm trên một mặt phẳng, các góc liên kết đều bằng 120o, độ dài liên kết carbon-carbon đều bằng 139 pm. Benzene có công thức cấu tạo như hình

 

- Khác với các hydrocarbon đã học là chỉ cấu tạo mạch hở, benzene có cấu tạo mạch vòng, phân tử có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.

 

Hoạt động 2: Viết công thức và gọi tên một số arene

  1. Mục tiêu: Viết được công thức và gọi được tên của một số arene. Nêu được khái niệm về arene.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 86
  3. Sản phẩm học tập:
  • Công thức và gọi được tên của một số arene.
  • Khái niệm arene
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 2 SGK trang 86
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 86

2. Cho biết công thức phân tử của các arene trong hình 14.2

 

GV hướng dẫn HS gọi tên  một số arene

 

 

Lưu ý: Cách đánh số các nguyên tử C trong vòng benzene sao cho tổng chỉ số trong tên gọi là nhỏ nhất.

 

 

GV hướng dẫn HS lập công thức chung của arene

Gợi ý: dựa vào định nghĩa dãy đồng đẳng

→ CT chung dãy đồng đẳng của arene là C6H6[CH2]hay C6+kH6+2k

Đặt 6 + k = n thì 6 + 2k = 2(6+k) - 6 = 2n - 6

⇒ CT chung của  arene là CnH2n+6 (n ≥ 6).

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 86

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 86

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm arene, công thức và gọi được tên của một số arene.

1. KHÁI NIỆM ARENE

* Tìm hiểu đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của benzene

 

* Viết công thức và gọi tên một số arene

Trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 86

Công thức phân tử của các arene trong hình 14.2

Methylbenzene (toluen): C7H8

Vinyl benzene: C8H8

Naphthalene: C10H8

Xylene: C8H10

 

- Vòng benzen có 1 nhóm thế:

Gọi tên: Tên nhánh alkyl + benzene

- Vòng benzen có 2 hay nhiều nhóm thế:

Gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzene

- Nếu vòng benzen có 2 nhóm ankyl ở vị trí:

 + 1,2 gọi là vị trí ortho – kí hiệu (o -).

 + 1,3 gọi là meta – kí hiệu ( m -).

 + 1,4 gọi là para – kí hiệu ( p -).

Kết luận:

- Arene là những hydrocarbon có chứa vòng benzene trong phân tử.

- CT chung:  CnH2n+6 (n ≥ 6).

 

 

  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí trạng thái tự nhiên của một số arene

  1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 14.1, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 87
  3. Sản phẩm học tập:
  • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 3 SGK trang 87
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 87

3. Dữ kiện nào trong bảng 14.1 cho thấy Naphthalene ở thể rắn trong điều kiện thường?

 

 

 

 

- Yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của arene

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 87

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 87

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của arene

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Tìm hiểu tính chất vật lí trạng thái tự nhiên của một số arene

Trả lời CH thảo luận 3

Do nhiệt độ  nóng chảy của Naphthalene là 78,2oC, chứng tỏ ở nhiệt độ thường (25oC) Naphthalene ở thể rắn

 

Kết luận:

- Trong điều kiện thường, trừ naphthalene ở thể rắn, có màu trắng, các arene còn lại đều là những chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng.

- Các arene hầu như không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như acetone, diethyl ether, chloroform, …

- Hầu hết arene đều có hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.

 

  1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

3.1. Phản ứng thế của benzene và toluene

Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng của benzene và toluene với bromine khan

  1. Mục tiêu: Trình bày được phản ứng halogen hoá benzene và toluene
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Phản ứng thế của benzene và toluene với bromine khan
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận trả lời CH sau:

 

1.     Phản ứng của benzene với bromine khan được tiến hành với sự hiện diện của bột sắt. Cho biết bột sắt cơ phải xúc tác phản ứng không?

 

 

 

 

 

 

2.     Tương tự giữa toluene và bromine, viết sơ đồ biểu diễn phản ứng giữa ethylbenzene và chlorine với sự có mặt AlCl3 làm xúc tác. Gọi tên các sản phẩm có thểthu được

- Hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK trả lời CH

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

3.1. Phản ứng thế của benzene và toluene

* Tìm hiểu phản ứng của benzene và toluene với bromine khan

Trả lời câu hỏi

1. Bột sắt dùng trong thí nghiệm trước hết phản ứng với bromine tạo iron(III) bromide (FeBr3), tiếp theo là hình thành phức FeBr3.Br2. Đây là tác nhân giúp nguyên tử bromine thế vào vòng benzene, kèm sự hoàn nguyên FeBr3 sau phản ứng. Vì vậy xúc tác của phản ứng là FeBr3, không phải là Fe.

2.

Kết luận:

Khi có mặt FeCl3 hoặc FeBr3 làm xúc tác, benzene tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene với bromine.

Toluene tham gia phản ứng thế tạo spc là hỗn hợp o-bromotoluene và p - bromotoluene

 

Hoạt động 5: Thí nghiệm nitro hóa benzene

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được phản ứng nitro hóa (điều kiện phản ứng, quy tắc thế)
  • Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc mô tả) thí nghiệm nitro hóa benzene.
  • Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của arene.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 88.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Kết quả thí nghiệm nitro hóa benzene
  • Quy luật thế vòng benzene.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 4 SGK trang 88.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 8 HS), thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm nitro hóa benzene

- GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, giá đỡ, cốc thuỷ tinh, benzene, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch HNO3 đặc, nước nóng, nước lạnh.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 88.

 

4. Quan sát, ghi nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nitro hóa benzene

 

- GV thông tin: Nitrobenzene được sản xuất với số lượng lớn để sử dụng trong công nghiệp. Hầu hết nitrobenzene sản xuất tại Mỹ được sử dụng để sản xuất aniline.

Nitrobenzene cũng được sử dụng để sản xuất dầu bôi trơn dùng trong động cơ và máy móc. Một lượng nhỏ nitrobenzene được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu và cao su tổng hợp.

- HS tìm hiểu phản ứng của toluene với HNO3 đ rút ra quy luật thế vòng benzen

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK và thực hiện thí nghiệm

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 88

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, trả lời các câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phản ứng thế benzene, toluene

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

3.1. Phản ứng thế của benzene và toluene

* Tìm hiểu phản ứng của benzene và toluene với bromine khan

* Phản ứng nitro hóa benzene

Thí nghiệm nitro hóa benzene

Trả lời CH thảo luận 4

Hiện tượng: Thấy có lớp chất lỏng  màu vàng, nhờn, không tan trong nước, mùi hạnh nhân.

PTHH: C6H6 + HNO→ C6H5NO2 + H2O

 

Kết luận:

Khi tác dụng với dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, benzene tham gia phản ứng nitro hóa tạo thành nitrobenzene, còn toluene phản ứng dễ dàng hơn và ưu tiên thể vào các vị trí ortho và para.

⇒ Khi vòng benzene có gắn nhóm thể alkyl (-CH3, - C2H5,...), các phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene xảy ra dễ dàng hơn so với benzene và ưu tiên thế vào vị trí ortho hoặc para so với nhóm alkyl.

 

 

3.2. Phản ứng cộng vào vòng benzene

Hoạt động 6: Thí nghiệm tìm hiểu phản ứng cộng vào vòng benzene

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được phản ứng cộng chlorine, hydrogen vào vòng benzene;
  • Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc mô tả) thí nghiệm cộng chlorine vào benzene.
  • Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của arene.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm , thảo luận trả lời CH thảo luận 5 - 7 SGK trang 89.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Kết quả thí nghiệm cộng chlorine vào vòng benzene
  • Phản ứng cộng chlorine, hydrogen vào vòng benzene
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 5 - 7 SGK trang 89.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

a) Phản ứng cộng chlorine vào benzene

Thí nghiệm cộng chlorine vào benzene

- GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm hai nhánh, giá đỡ, nút cao su, benzene, tinh thể KMnO4, dung dịch HCl đặc.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời CH thảo luận 5,6 SGK trang 89.

 

5. Quan sát ghi hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm cộng chlorine vào benzene. Giải thích

 

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

3.1. Phản ứng thế của benzene và toluene

3.2. Phản ứng cộng vào vòng benzene

a) Phản ứng cộng chlorine vào benzene

Thí nghiệm cộng chlorine vào benzene

Trả lời CH thảo luận 5, 6

Hiện tượng: xuất hiện khói trắng và trên thành thấy xuất hiện một lớp bột màu trắng (Hexachlorocyclohexane).

 

--------------------Còn tiếp--------------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 chân trời mới, soạn giáo án hóa học 11 chân trời bài Arene (Hydrocarbon thơm), giáo án hóa học 11 chân trời

Soạn giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay