Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài Ôn tập Chương 4

Soạn mới Giáo án hóa học 11 CTST bài Ôn tập Chương 4. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về hydrocarbon

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong bài ôn tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chương.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lý và sáng tạo.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Nhận thức sự đa dạng của vật chất qua các loại hydrocarbon khác nhau.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, cũng như khả năng phản ứng của các hydrocarbon khác nhau trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học
  • Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
  • Trung thực, biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập sơ đồ tư duy tổng kết chương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Sơ đồ tư duy, câu hỏi/bài tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Ong về tổ”: “Có 5 chú ong mang theo trên mình các công thức hoá học lần lượt là: C4H8, C5H12, C7H8, C3H8, C6H10 và 3 cái tổ tương ứng với 3 loại hydrocarbon (alkane, Hydrocarbon không no, Arene). Nhiệm vụ của các em là vẽ đường để mỗi con ong về đúng tổ của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS đưa ra nhanh các đáp án.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án

Alkane:  C5H12, C3H8

Hydrocarbon không no: C4H8, C6H10

Arene: C7H8

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương HS có câu trả lời đúng, nhanh nhất

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 3, để củng cố và luyện tập chương 3 chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương 3

  1. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Sử dụng sơ đồ tư duy, HS hệ thống hoá được kiến thức về hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ.
  3. Nội dung: HS trình bày sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước
  4. Sản phẩm học tập:
  • Sơ đồ tư duy kiến thức chương
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức lên bảng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi kiểm tra chéo sơ đồ tư duy đa chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sơ đồ tư duy lên bảng theo sự hướng dẫn của GV

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 4

1. Hệ thống hoá kiến thức

 

 

Sơ đồ tư duy tham khảo

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Cho các hydrocarbon: ethene; ethyne; benzene; toluene; isopentane; styrene. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là:

  1. 4 B. 5 C. 6                       D. 3

Câu 2: Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là

  1. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Trong phân tử hydrocarbon, số nguyên tử hydrogen luôn là số chẵn.
  2. Trong phân tử alkene, liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π.
  3. Hydrocarbon no là hydrocarbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
  4. Công thức chung của hydrocarbon no, mạch hở có dạng CnH2n.

Câu 4: Trong các đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu chất khi cộng H2 tạo sản phẩm isopentane:

  1. 3 B. 5 C. 2                       D. 4

Câu 5: Cho 2,8 gam alkene X vào bình dung dịch Br2 thấy có 16 gam Br2 phản ứng. Công thức phân tử của X là

  1. C2H4 B. C3H6 C. C4H8                 D. C5H10

Câu 6: Khi cho toluene phản ứng với Br(có mặt Fe, toC) theo tỉ lệ 1:1 về số mol, sản phẩm chính thu được có tên là

  1. benzyl chloride B. 2,4-dibromotoluene
  2. p-bromotoluene và o-bromotoluene D. m-bromotoluene

Câu 7: Điều kiện để alkyne phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là

  1. Có nhiều hơn 4 nguyên tử C B. Có nối ba nằm đầu mạch
  2. Có đồng phân hình học D. Có nhiều hơn 4 nguyên tử H

Câu 8: Hydrate hóa alkene (có xúc tác) thu được một alcohol duy nhất có công thức C4H9OH. Alkene là:

  1. 2-methylbut-2-ene B. but-2-ene
  2. 2-metylpropene D. but-1-ene

Câu 9: Chất nào sau đây tiến hành trùng hợp thu được nhựa PE

  1. Acetylene B. Methane C. Ethylene           D. Benzene

Câu 10: Hai hydrocarbon A và B có cùng công thức phân tử là C5H12 tác dụng với chlorine thì A chỉ tạo ra một dẫn xuất monochlorine duy nhất, còn B có thể tạo ra 4 dẫn xuất monochlorine. Tên gọi của A và B lần lượt là

  1. 2,2-dimethylpropane và 2-methylbutane.
  2. 2,2-dimethylpropane và pentane.
  3. 2-methylbutane và 2,2-dimethylpropane.
  4. 2-methylbutane và pentane.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. C

3. D

4. A

5. A

6. C

7. B

8. B

9. C

10. B

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi bài tập
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm các bài tập sau

Bài 1. Chỉ ra cách đánh số thứ tự đúng khi gọi tên alkane sau:

 ----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài Ôn tập Chương 4

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 chân trời mới, soạn giáo án hóa học 11 chân trời bài Ôn tập Chương 4, giáo án hóa học 11 chân trời

Soạn giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay