Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài 16: Alcohol

Soạn mới Giáo án hóa học 11 CTST bài Alcohol. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

BÀI 16:  ALCOHOL

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol.
  • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1–C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp.
  • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
  • Trình bày được tính chất hoá học của alcohol: phản ứng thế nguyên tử hydrogen của nhóm −OH (phản ứng chung của R−OH, phản ứng riêng của polyalcohol); phản ứng tạo thành alkene hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc I, bậc II thành aldehyde, ketone bằng CuO; phản ứng đốt cháy.
  • Thực hiện được các thí nghiệm đốt cháy ethanol, glycerol tác dụng với copper(II) hydroxide; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alcohol.
  • Trình bày được ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; nêu được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
  • Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hợp nước của ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu trúc của nhóm hydroxy, cách gọi tên alcohol, những đặc điểm vật lí, tính chất hoá học, sự phổ biến của alcohol trong nhiều lĩnh vực và các điều chế.
  • Giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của alcohol, ứng dụng trong thực tiễn. Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol.
    • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1–C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp.
    • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol
    • Trình bày được tính chất hoá học của alcohol
    • Trình bày được ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; nêu được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
    • Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hợp nước của ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
    • Thực hiện được các thí nghiệm đốt cháy ethanol, glycerol tác dụng với copper(II) hydroxide;
    • Quan sát và mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alcohol.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được ứng dụng của alcohol trong đời sống, sản xuất, y tế, dược phẩm, mĩ phẩm, …giải thích được nguyên nhân để vận dụng những ứng dụng đó vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra vấn đề khởi động, HS quan sát video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu video (https://www.youtube.com/watch?v=WqOfNFS3VW0), yêu cầu HS xem và trả lời các câu hỏi: “Vấn đề thời sự trong phóng sự là gì? Nguyên nhân gây ra vấn đề đó”.

GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận đưa ra các dự đoán.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:

  • Vấn đề thời sự được nói đến trong video là tai nạn giao thông
  • Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông trong video đề cập đến điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia.

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Để có một xã hội lành mạnh thì khi tham gia giao thông chấp hành đúng luật. Vậy để tìm hiểu tại sao rượu là tác nhân gây tai nạn giao thông chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 16: Alcohol.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm, cấu trúc của alcohol

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được khái niệm alcohol;
  • Trình bày được công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở;
  • Nêu được khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 1 - 3 trang 100.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Khái niệm alcohol;
  • Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở;
  • Khái niệm về bậc của alcohol;
  • Đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 - 3 trang 100.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời CH thảo luận thảo luận 1 - 3 trang 100.

1. Quan sát hình 16.1 cho biết trong các hợp chất hữu cơ đã nêu có nhóm chức đặc trưng nào?

2. Quan sát hình 16.1 và hình 16.2 cho biết nguyên tử carcbon liên kết với nhóm chức hydroxy có đặc điểm gì? Cách xác định bậc alcohol như thế nào?

3. Quan sát hình 16.3, Nêu đặc điểm liên kết trong phân tử methanol, ethanol

GV hướng dẫn HS lập công thức chung của alcohol no, đơn chức mạch hở

Gợi ý: dựa vào định nghĩa dãy đồng đẳng

→ CT chung là CH3OH[CH2]hay C1+kH3+2kOH

Đặt 1 + k = n thì 3 + 2k = 2n +1

⇒ CT chung của alcohol no, đơn chức mạch hở

 là CnH2n+1OH (n ≥ 1).

- GV thông tin CT chung của alcohol: R(OH)n; n ≥ 1, nguyên; R gốc hydrocarbon.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận thảo luận 1 - 3

- HS suy nghĩ lập công thức chung của alcohol

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận thảo luận 1 - 3

- 1 – 2 HS báo cáo công thức chung của alcohol

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm, cấu trúc của alcohol

1. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC

* Tìm hiểu các khái niệm, cấu trúc của alcohol

Trả lời CH thảo luận 1 - 3

1. Các hợp chất hữu cơ trong hình 16.1  có nhóm chức hydroxy (-OH) đặc trưng

2. Nguyên tử carbon liên kết với nhóm chức hydroxy là nguyên tử carbon no

Cách xác định bậc alcohol:  

Bậc của alcohol = bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm -OH.

(Alcohol có nhóm – OH liên kết với nguyên tử carbon bậc I là alcohol bậc I, nhóm OH liên kết với carbon bậc II là alcohol bậc II,

tương tự hóm – OH liên kết với nguyên tử carbon bậc III là alcohol bậc III.)

3. Trong phân tử methanol, nguyên tử carbon (lai hoá sp3) của nhóm methyl (CH3 –) liền kết với nguyên tử oxygen của nhóm hydroxy (-OH). Trong phân tử ethanol, nguyên từ carbon (cùng lai hoá sp3) của nhóm methylene (-CH2-) liên kết đồng thời với nguyên tử carbon của nhóm methyl (-CH3) và nguyên tử oxygen của nhóm –OH. Nhóm chức hydroxy chỉ chứa liên kết đơn, gồm liên kết  và O-H.

Kết luận:

- Alcohol là những hợp chất hữu cơ có nhóm hydroxy (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

- CT chung của alcohol: R(OH)n; n ≥ 1, nguyên; R gốc hydrocarbon.

- Alcohol no, đơn chức mạch hở có CT chung CnH2n+1OH (n ≥ 1) hay CnH2n+2O (n ≥ 1)

- Alcohol có từ 2 nhóm OH trở lên gọi là alcohol đa chức hay polyalcohol, polyol.

- Bậc alcohol: Là bậc của nguyên tử carbon có liên kết với nhóm -OH.

 

  1. ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức cấu tạo và gọi tên các alcohol

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được cách gọi được tên theo danh pháp thay thế của alcohol
  • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1–C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 16.1, trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 101
  2. Sản phẩm học tập:
  • Công thức cấu tạo
  • Danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1–C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 4 SGK trang 101
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 101.

4. Quan sát bảng 16.1 cho biết cách xác định mạch carbon chính và thứ tự của các nguyên tử carbon trong phân tử alcohol

- HS nghiên cứu SGK sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập

Phiếu học tập

1. Viết các đồng phân cấu tạo của các alcohol có CTPT C4H10O, nghiên cứu SGK gọi tên theo danh pháp thông thường, thay thế?

2. Tìm hiểu alcohol có những đồng phân cấu tạo nào?

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 101

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 101

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về công thức cấu tạo và gọi tên các alcohol

2. ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

* Tìm hiểu công thức cấu tạo và gọi tên các alcohol

Trả lời CH thảo luận 4

Cách đánh số thứ tự mạch Cacbon như sau:

- Chọn mạch Carbon dài nhất có chứa nhóm OH làm mạch chính

- Khi alcohol có mạch Carbon no đánh số thứ tự sao cho số chỉ vị trí nhóm -OH là nhỏ nhất

- Khi dẫn xuất có chứa liên kết bội, ưu tiên số chỉ liên kết bội là nhỏ nhất.

- Dẫn xuất halogen có đồng phân vị trí nhóm thế halogen, đồng phân mạch carbon. Đối với dẫn xuất halogen không no có thêm đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba.

Trả lời phiếu học tập

1.

Đồng phân

Danh pháp

CH3CH2CH2CH2OH

Butan–1–ol

CH3CH2CH(OH)CH3

Butan–2–ol

(CH3)2CHCH2OH

2-methylpropan-1-ol

(CH3)3C-OH

2-methylpropan-2-ol

2. Alcohol có các loại đồng phân:

-         Đồng phân về mạch Carbon

-         Đồng phân về vị trí nhóm –OH.

Kết luận:

Các alcohol no đơn chức mạch hở có các loại đồng phân:

-       Đồng phân về mạch Carbon (alcohol có 4 nguyên tử Carbon trở lên).

-       Đồng phân về vị trí nhóm –OH (alcohol có 3 nguyên tử Carbon trở lên).

 

3 TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí alcohol

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước),
  • Giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 16.2, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 5 - 6 SGK trang 102
  2. Sản phẩm học tập:
  • Tính chất vật lí của alcohol
  • Ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 5 - 6 SGK trang 102.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 5 - 6 SGK trang 102

5. Biết nhiệt độ sôi của ethanol là 78,3oC, propane là -42,1oC và dimethyl ether là -24,8oC. Giải thích sự khác biệt đó.

6. Từ thông tin bảng 16.2 và hình 16.4 cho biết khả năng hòa tan trong nước của alcohol. Độ tan và nhiệt độ sôi của alcohol thay đổi như thế nào theo chiều tăng khối lượng phân tử

- Yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của alcohol

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 5 - 6 SGK trang 102

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 5 - 6 SGK trang 102

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của alcohol

3 TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Tìm hiểu tính chất vật lí alcohol

Trả lời CH thảo luận 5, 6

5. So với các hợp chất có khối lượng phân tử tương đương, ethanol có nhiệt độ sôi cao hơn propane (chênh lệch 120°C) và dimethyl ether (chênh lệch 103°C, là đồng phân với ethanol). Nguyên nhân là do alcohol tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử.

6.

- Alcohol có phân tử khối nhỏ, tan tốt trong nước. Khi phân tử có 1, 2, 3 nguyên tử carbon có khả năng tan vô hạn trong nước; từ 4 nguyên tử carbon trở lên, độ tan của các alcohol giảm dần khi mạch carbon tăng dần. Nguyên nhân dẫn đến tính tan của alcohol là do alcohol tạo được liên kết hydrogen với các phân tử nước.

- Xét các alcohol cùng số nhóm chức, khi tăng mạch carbon sẽ làm tăng tính kị nước nên độ tan của alcohol giảm.

Nhiệt độ sôi của các alcohol tăng theo chiều tăng khối lượng phân tử và theo chiều tăng số lượng nhóm -OH. Khi tăng khối lượng phân tử, tương tác Van der Waal tăng nên nhiệt độ sôi của alcohol tăng. Khi tăng số lượng nhóm - OH, số liên kết hydrogen giữa các phân tử alcohol tăng dẫn đến nhiệt độ sôi tăng.

Kết luận:

- Ở điều kiện thường, các alcohol tồn tại ở thể lỏng hoặc rắn.

- Giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon hoặc ether có phân tử khối tương đương. Nhiệt độ sôi tăng khi phân tử khối tăng.

- Polyalcohol có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol đơn chức có phân tử khối tương đương.

- Do tạo được liên kết hydrogen với nước nên các alcohol có phân tử khối nhỏ tan tốt trong nước, độ tan giảm khi số nguyên tử carbon tăng.

------------------Còn tiếp---------------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài 16: Alcohol

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 chân trời mới, soạn giáo án hóa học 11 chân trời bài Alcohol, giáo án hóa học 11 chân trời

Soạn giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay