[toc:ul]
Câu 1: Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau
Câu 2: Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:
Câu 3: Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống ở câu của cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc
Câu 4: Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà
Câu 1: Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:
Câu a:
Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam - Bắc có sắc thái khác nhau.
Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao ( từ "chắc").
Câu b:
Nghĩa sự việc: ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao ( từ "rõ ràng là")
Câu c:
Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương ứng với tội án tử tù.
Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai ( từ "thật là").
Câu d:
Nghĩa sự việc:
Nghĩa tình thái:
Câu 2: Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong câu là:
Câu a: Cụm từ tình thái là nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé).
Câu b: Từ tình thái là có thể (nêu khả năng).
Câu c: Từ tình thái là những (đánh giá ở mức giá cả là cao).
Câu d: Từ tình thái là kia mà (nhắc nhở để trách móc).
Câu 3: Từ ngữ tình thái phù hợp ở cột B là:
Câu a: Chọn từ "hình như" thể hiện sự phỏng đoán, chưa chắc chắn.
Câu b: Chọn từ "dễ" thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.
Câu c: Chọn từ "tận" đánh giá khoảng cách là xa.
Câu 4: Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái:
Chưa biết chừng => Chưa biết chừng tối nay nó sẽ đến
Là cùng => Tiền điện phải đóng một trăm nghìn là cùng
Ít ra => Ít ra nó cũng biết vâng lời!
Nghe nói => Nghe nói chị hoa đi du học mới về.
Chả lẽ => Chả lẽ nhà cô không còn cái bình nào khác đẹp hơn?
Hóa ra => Hóa ra sau tất cả môn toán vẫn là môn yêu thích nhất của mình!
Sự thật là => Sự thật là chiếc máy tính này rất đẹp!
Cơ mà => Nhưng anh đã hứa sẽ dẫn em đi chơi cuối tuần này cơ mà!
Đặc biệt là => Bài soạn của Tech12h rất hay đặc biệt là phần đầu.
Đấy mà => Ly là bạn của chị đấy mà.
Câu 1: Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái như sau:
Trong câu a, nghĩa sự việc là hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam - Bắc khác nhau, nghĩa tình thái là phỏng đoán với độ tin cậy cao.
Trong câu b, Nghĩa sự việc ảnh là của mợ Du và thằng Dũng, nghĩa tình thái khẳng định sự việc ở mức độ cao.
Trong câu c, Nghĩa sự việc là cái gông tương ứng với tội án tử tù, nghĩa tình thái khẳng định một cách mỉa mai.
Trong câu d, Có 2 câu:
Câu 2: Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái:
Trong câu a, Cụm từ tình thái là nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé), câu b từ tình thái là có thể (nêu khả năng), câu c từ tình thái là những (đánh giá ở mức giá cả là cao), câu d từ tình thái là kia mà (nhắc nhở để trách móc).
Câu 3: Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống ở câu của cột A:
=> Trong câu a điền "hình như" (sự phỏng đoán, chưa chắc chắn), câu b điền "dễ" (sự phỏng đoán chưa chắc chắn); câu c điền “"tận" (đánh giá khoảng cách là xa)
Câu 4: Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà như sau:
Câu 1: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu:
- Nghĩa sự việc:
a. Hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam - Bắc có sắc thái khác nhau
b. Ảnh là của mợ Du và thằng Dũng
c. Cái gông (to nặng) tương ứng với tội án tử tù
d. câu thứ nhất nói về cái nghề Chí Phèo (cướp giật dọa nạt). câu thứ 3 là công nhận một sự thật là: hắn mạnh vì tiền.
- Nghĩa tình thái:
a. Phỏng đoán với độ tin cậy cao ( từ "chắc").
b. Khẳng định sự việc ở mức độ cao ( từ "rõ ràng là")
c. Khẳng định một cách mỉa mai ( từ "thật là").
d. Nhấn mạnh bằng từ "chỉ" (câu 1); từ "đã đành" trong câu thứ 3 là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận
Câu 2: Từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu là:
a. nói của đáng tội => thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé
b. có thể => nêu khả năng
c. những => đánh giá ở mức giá cả là cao
d. kia mà => nhắc nhở để trách móc
Câu 3: Chọn lần lượt các từ “hình như”, “dễ”, “tận” từ cột B để điền vào cột A. Thể hiện sự phỏng đoán, chưa chắc chắn và đánh giá khoảng cách xa.
Câu 4: Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái:
1. Chưa biết chừng tối nay anh ấy sẽ liên lạc với bạn.
2. Hôm nay lớp đi học khoảng 30 bạn là cùng.
3. Ít ra nó cũng biết giữ phép tắc!
4. Nghe nói chị Nga mới đi du lịch.
5. Chả lẽ nhà cô không còn cái bình nào khác đẹp hơn?
6. Hóa ra sau tất cả mình vẫn thích môn mỹ thuật nhất!
7. Sự thật là chiếc túi này rất đẹp!
8. Nhưng anh đã hứa sẽ dẫn em đi chơi cuối tuần này cơ mà!
9. Cô ấy thật xinh đẹp đặc biệt là đôi mắt.
10.Ly là bạn của chị đấy mà