Soạn văn 11 cực chất bài: Về luân lí xã hội ở nước ta

Soạn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta - ngữ văn 11 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Về luân lí xã hội ở nước ta cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?

Câu 2: Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?

Câu 3: Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?

Câu 4: Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?

Câu 5: Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích.

Luyện tập

Câu 1: Đọc lại Tiểu dẫn và hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích.

Câu 2: Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?

Câu 3: Chủ trương gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay có còn ý nghĩa thời sự không? Tại sao?

II. Soạn bài siêu ngắn: Về luân lí xã hội ở nước ta

Câu 1: Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần:

  Phần đầu: từ đầu...Cái chủ ý bình thiên hạ đã mất đi từ lâu rồi -> Khẳng định nhà nước ta không có luân lí xã hội

  Phần hai: Tiếp... không có cũng là vì thế -> Thực trạng đen tối của xã hội khi không có luân lí

  Phần ba: Còn lại -> Truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam

Mối quan hệ giữa các phần:

  Đầu tiên khẳng định nhà nước ta không có luân lí xã hội để người đọc có cái nhìn tổng quan

  Sau đó đưa các dẫn chứng, lí lẽ so sánh xã hội ta với các nước phát triển ở phương Tây để thấy được thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam đương thời. 

  Cuối cùng, đưa ra con đường, giải pháp để thoát khỏi cái hầm đen tối ấy.

Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: 

  Đề cao tư tưởng đoàn thể (vì sự tiến bộ, tương lai tươi sáng của đất nước)

Câu 2: Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã lựa chọn cách vào đề một cách trực tiếp, không vòng vo. 

=> Tác dụng: 

  Tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội. 

  Cho thấy một sự kiên quyết, đanh thép đầy mạnh mẽ trong giọng điệu của tác giả.

Câu 3:  So sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về ý thức, nghĩa vụ của mỗi người trong nước:

  Bên Âu Châu, bên Pháp: Người ta ý thức sâu sắc về nghĩa vụ, mối quan hệ giữa người với người; dân chủ, tiến bộ, quyết đấu tranh tới cùng vì quyền lợi của con người

  Bên ta: Không biết được nghĩa vụ của mình, không biết tự do dân chủ, không biết đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân, thờ ơ, bàng quan giữa người với người

Câu 4: Nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích":

  Bọn học trò trong nước ham quyền tước, vinh hoa của các triều vua mà giả dối, nịnh hót 

  Kiếm cách dựng nên pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân để giữ túi tham đầy mãi, địa vị được giữ vững

Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế:

  Những kẻ ăn trên ngồi chốc, tham lam, đốn mạt, ra sức vơ vét, nhũng nhiễu dân thường.

  Gọi đó là lũ ăn cướp có giấy phép.

Câu 5: Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận:

  Yếu tố nghị luận: các lập luận, lí lẽ thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả

  Yếu tố biểu cảm: các câu cảm thán, các câu than, câu nhận xét

Luyện tập

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

  Năm 1925, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam bắt đầu nổ ra và lan rộng.

  Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành

  Cuối cùng về nước, tuyên truyền và vận động thanh niên, trí thức và người yêu nước tại Sài Gòn bằng các bài diễn thuyết. 

Tâm trạng của tác giả:

  Căm ghét bọn vua tôi quan lại của triều đình phong kiến

  Xót xa khi chứng kiến thảm cảnh đau đớn của nhân dân ta trong xã hội hiện thực

  Khao khát có một sự thay đổi tích cực trong xã hội

Câu 2: Cảm nhận tấm lòng của Phan Châu Trinh:

  Ông là một con người yêu nước nồng nàn.

  Ông là người học rộng, hiểu biết, khao khát cả đời của Phan Châu Trinh là cứu dân, cứu nước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp.

  Ông có một tầm nhìn rất xa và một tư tưởng tiến bộ.

Qua đó thấy được dũng khí của một người nam nhi đứng giữa thời cuộc rối ren, thật giả, trắng đen.

Câu 3: Tư tưởng gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự vì:

  Xã hội hiện nay của ta đang cần một ý thức như thế bởi con người quá hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen

  Việt Nam là một nước có tỉ lệ người tốt nghiệp Đại học cao, số lượng Giáo sư, Tiến sĩ cũng nhiều, song lại là một trong những quốc gia không  có đóng góp gì cho sự tiến bộ của loài người

=> chúng ta vẫn không biết được nghĩa vụ của con người với con người trong xã hội là gì

III. Soạn bài ngắn nhất: Về luân lí xã hội ở nước ta

Câu 1: Đoạn trích gồm 3 phần: Khẳng định nhà nước ta không có luân lí xã hội (từ đầu...Cái chủ ý bình thiên hạ đã mất đi từ lâu rồi); Thực trạng đen tối của xã hội khi không có luân lí (Tiếp... ta không có cũng là vì thế); Truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam (Còn lại)

Mối quan hệ giữa các phần: Tác giả đã đưa ra lời khẳng định nhà nước ta không có luân lí xã hội từ đó mới đưa các dẫn chứng, lí lẽ so sánh xã hội ta với các nước phát triển ở phương Tây để thấy được thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam đương thời. Cuối cùng, đưa ra con đường, giải pháp để thoát khỏi cái hầm đen tối ấy.

Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Đề cao tư tưởng đoàn thể

Câu 2: Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã lựa chọn cách vào đề một cách trực tiếp để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội. Đồng thời cho ta thấy một sự kiên quyết, đanh thép đầy mạnh mẽ trong giọng điệu của tác giả.

Câu 3:  So sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về ý thức, nghĩa vụ của mỗi người trong nước: Bên Âu Châu, bên Pháp ý thức sâu sắc về nghĩa vụ, mối quan hệ giữa người với người; dân vì quyền lợi của con người. Còn bên ta thờ ơ, bàng quan giữa người với người, không biết tự do dân chủ, không biết đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân.

Câu 4: Tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là do bọn học trò trong nước ham quyền tước, vinh hoa của các triều vua mà giả dối, nịnh hót ; phá tan tành đoàn thể của quốc dân để giữ túi tham đầy mãi, địa vị được giữ vững

Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế với những kẻ ăn trên ngồi chốc, tham lam, đốn mạt, ra sức vơ vét, nhũng nhiễu dân thường. Gọi đó là lũ ăn cướp có giấy phép.

Câu 5: Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận là các lập luận, lí lẽ thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả (nghị luận) kết hợp các câu cảm thán, các câu than, câu nhận xét (biểu cảm)

Luyện tập

Câu 1: hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả: Năm 1925, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam bắt đầu nổ ra và lan rộng. Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành nên ông về nước, tuyên truyền và vận động thanh niên, trí thức và người yêu nước tại Sài Gòn bằng các bài diễn thuyết. 

Ông viết bài này với tâm trạng căm ghét bọn vua tôi quan lại của triều đình phong kiến; xót xa khi chứng kiến thảm cảnh đau đớn của nhân dân ta trong xã hội hiện thực và khao khát có một sự thay đổi tích cực trong xã hội.

Câu 2: Tấm lòng của Phan Châu Trinh:

Ông là một con người yêu nước nồng nàn, người học rộng, hiểu biết, khao khát cả đời của Phan Châu Trinh là cứu dân, cứu nước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp. Ông có một tầm nhìn rất xa và một tư tưởng tiến bộ. Qua đó thấy được dũng khí của một người nam nhi đứng giữa thời cuộc rối ren, thật giả, trắng đen.

Câu 3: Với một tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn vượt thời, tư tưởng gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự. Bởi ngày nay, chúng ta vẫn không biết được nghĩa vụ của con người với con người trong xã hội là gì, vẫn chỉ là danh tiếng và lợi ích cá nhân mà thôi.  thực là xã hội hiện nay của ta đang cần một ý thức như thế bởi con người quá hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen chỉ biết đến lợi ích của mình mà không biết đến lợi ích chung của cả cộng đồng.

IV. Soạn bài cực ngắn: Về luân lí xã hội ở nước ta

Câu 1: Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần:

1. Khẳng định nhà nước ta không có luân lí xã hội => từ đầu...Cái chủ ý bình thiên hạ đã mất đi từ lâu rồi 

2. Thực trạng đen tối của xã hội khi không có luân lí => Tiếp... không có cũng là vì thế 

3. Truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam => Còn lại

=> Mối quan hệ giữa các phần: 

  • Nước ta không có luân lí xã hội -> so sánh xã hội ta với các nước phát triển ở phương Tây -> đưa ra con đường, giải pháp để thoát khỏi cái hầm đen tối ấy
  • Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Đề cao tư tưởng đoàn thể (vì sự tiến bộ, tương lai tươi sáng của đất nước)

Câu 2: Cách vào đề: trực tiếp (khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội.)

=> tránh sự hiểu lầm của người nghe cùng đó tác giả thể hiện một sự kiên quyết, đanh thép đầy mạnh mẽ.

Câu 3: tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" như sau:

Ý thức sâu sắc về nghĩa vụ quyết đấu tranh tới cùng vì quyền lợi của con người 

>< 

Không biết tự do dân chủ, không biết đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân 

=>  ý thức, nghĩa vụ của mỗi người trong nước

Câu 4: nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không coi trọng công ích": 

- Bọn học trò trong nước ham quyền tước

- Phá tan tành đoàn thể của quốc dân để giữ túi tham đầy mãi

=> chế độ vua quan chuyên chế là lũ ăn cướp có giấy phép (tham lam, đốn mạt, ra sức vơ vét, nhũng nhiễu dân thường)

Câu 5: Tác giả đã kết hợp nhuẫn nhuyễn, khéo lẽo giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận trong đoạn trích.

=> Yếu tố nghị luận là các lập luận, lí lẽ thể hiện tư tưởng, quan điểm. Yếu tố biểu cảm biểu hiện qua các câu cảm thán, các câu than, câu nhận xét.

Luyện tập

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả:

- Hoàn cảnh: Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng không thành

=> Bài diễn thuyết tuyên truyền và vận động thanh niên, trí thức và người yêu nước tại Sài Gòn

- Tâm trạng: căm ghét bọn vua tôi quan lại, xót xa cho người dân => khao khát có một sự thay đổi tích cực trong xã hội.

Câu 2: Tấm lòng của Phan Châu Trinh: yêu nước nồng nàn, thương cảm cho người dân và khao khát cứu dân, cứu nước

=> Tầm nhìn: người học rộng, hiểu biết, có một tầm nhìn rất xa và một tư tưởng tiến bộ

Câu 3: Xã hội hiện nay của ta đang cần một ý thức như thế bởi con người quá hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen chỉ biết đến lợi ích của mình mà không biết đến lợi ích chung của cả cộng đồng. Việt Nam là một nước có tỉ lệ người tốt nghiệp Đại học cao, số lượng Giáo sư, Tiến sĩ cũng nhiều, song lại là một trong những quốc gia không có đóng góp gì cho sự tiến bộ của loài người.

=> Tư tưởng gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc chat, soạn văn 11 ngắn nhất bài về luân lí xã hội ở nước ta

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net