Soạn địa lý 9 bài 28 trang 101 cực chất

Địa lý 9 bài 28 trang 101 cực chất. Bài học: Vùng Tây Nguyên - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

Câu 2: Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy vể các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia.

Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này.

Câu 3: Quan sát hình 28.1, hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bôxit?

Câu 4: Căn cứ vào bảng 28.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên.

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 2: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên?

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu 28.3:

Bảng 28.3. Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003

Các tỉnhKon TumGia LaiĐăk LăkLâm Đồng
Độ che phủ rừng (%)64,049,250,263,5

Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa:

Tây Nguyên tiếp giáp với duyên hải Nam Trung Bộ (phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam), Đông Nam Bộ (phía Tây Nam), Lào và Cam- pu-chia (phía Tây).

=> Ý nghĩa: thuận lợi cho việc phát triển, tiêu thị sản phẩm, mở rộng quan hệ với hai nước láng giềng Lào và Cam –pu-chia, kinh tế và quốc phòng.

Câu 2: Các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Đồng Nai (chảy về Đông Nam Bộ), sông Ba (chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ), sông Xê-rê-pôk, Xê-xan (chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia).

=> Ý nghĩa: Bảo vệ rừng đầu nguồn, nguồn năng lượng, nguồn nước cho vùng cũng như các vùng lân cận, bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 3: Sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bôxit:

  • Đất đất bazan: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
  • Mỏ bô xít: ranh giới Kon Tum và Gia Lai, ở ở Đắk Nông và ở cao nguyên Di Linh.

Câu 4: Tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên: tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước; mật độ dân số, GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn cả nước.

=> Nhận xét: vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước, điều kiện sống của các dân tộc ở ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong xây dựng kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên:

- Thuận lợi: 

  • Tài nguyên đất (badan), khí hậu cận xích đạo thuận phát triển cây công nghiệp, diện tích và dự trữ rừng lớn nhất cả nước.
  • Thuỷ điện khá dồi dào, đa dang sinh học, tài nguyên du lịch hấp dẫn.
  • Khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú, nhiều nét đặc thù.

- Khó khăn:

  • Mùa khô kéo dài, hạn hán, thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.
  • Chặt phá rừng đế làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã.

Câu 2: Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:

  • Vùng thưa dân nhất ở nước, mật độ dân số 89 người / km2 (2006).
  • Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại.
  • Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước. 

Câu 3: Biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng

Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Nhận xét: Các tỉnh Tây Nguyên đều có độ che phủ rừng cao trên 49%, cao nhất ở Kon Tum với 64%, kế đó là Lâm Đồng, thấp nhất là Gia Lai.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 28.1, ta xác định giới hạn lãnh thổ của Tây Nguyên:

* Tây Nguyên tiếp giáp với:

- Phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam: giáp duyên hải Nam Trung Bộ

- Phía Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ

- Phía Tây: giáp Lào và Cam- pu-chia

=>Là vùng đất duy nhất ở nước ta không giáp biển

* Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng là:

- Gần vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ 

=> Thuận lợi cho việc phát triển, tiêu thị sản phẩm.

- Mở rộng quan hệ với hai nước láng giềng Lào và Cam –pu-chia.

- Có vị trí chiến lược về mặt kinh tế và quốc phòng.

Câu 2: Quan sát hình 28.1,ta thấy các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy vể các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia là:

- Sông Đồng Nai => Sông chảy về Đông Nam Bộ

- Sông Ba => Sông chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ

- Sông Xê-rê-pôk, Xê-xan => Sông chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia

* Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này:

- Bảo vệ rừng đầu nguồn Tây Nguyên chính là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho vùng cũng như các vùng lân cận. 

- Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, vùng lãnh thổ rộng lớn phía Nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công.

Câu 3: Quan sát hình 28.1, ta thấy sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bôxit như sau: 

- Sự phân bố các vùng đất bazan chủ yếu tập trung ở Các cao nguyên:

  • Plây Ku
  • Đắk Lắk
  • Mơ Nông
  • Lâm Viên
  • Di Linh.

- Sự phân bố các mỏ bô xít: Tập trung chủ yếu ở:

  • Ranh giới Kon Tum và Gia Lai
  • Đắk Nông 
  • Cao nguyên Di Linh.

Câu 4: Căn cứ vào bảng 28.2, ta thấy tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên thể hiện như sau:

- Tây Nguyên có nhiều chỉ tiêu đạt mức cao hơn cả nước là: 

  • Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số
  • Tỉ lệ hộ nghèo

- Một số chỉ tiêu Tây Nguyên thấp hơn cả nước là:

  • Mật độ dân số
  • GDP/người
  • Tỉ lệ người lớn biết chữ
  • Tuổi thọ trung bình
  • Tỉ lệ dân số thành thị.

=> Nhận xét:

- Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước. 

- Tuy nhiên, nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới, điều kiện sống của các dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn là:

* Về mặt thuận lợi:

- Tài nguyên đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

- Khí hậu: cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè).

- Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước.

- Thuỷ điện: khá dồi dào, chỉ đứng sau Tây Bắc.

- Đa dạng sinh học: còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

- Tài nguyên du lịch: hấp dẫn, trước hết là du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt).

- Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc ít người

=> Tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù (có cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá thế giới).

* Về mặt khó khăn:

- Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

- Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.

- Là vùng còn khó khăn của đất nước.

- Việc chặt phá rừng đế làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

Câu 2: Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:

-  Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta. 

=> Mật độ dân số năm 2006 là 89 người / km2 (của cả nước là 254 người / km2), nhưng phân bố rất chênh lệch trên lãnh thổ.

- Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại:

  • Các vùng trồng cây công nghiệp ở Đăk Lăk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 – 200 người/km2
  • Nhiều vùng ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đãk Nông có mật độ dân số dưới 50 người/km2.

- Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước. 

  • Buôn Ma Thuột là đô thị đông dân nhất của vùng: trên 201 nghìn người
  • Các đô thị còn lại: Kon Tum, Plây Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc. Gia Nghĩa có số dân ít hơn: dưới 200 nghìn người.

Câu 3: Dựa vào bảng độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003

Biểu đồ:

Bài 28: Vùng Tây Nguyên

* Quan sát vào biểu đồ ta có nhận xét:

- Các tỉnh Tây Nguyên đều có độ che phủ rừng cao trên 49%.

- Trong đó cao nhất ở Kon Tum với 64%, kế đó là Lâm Đồng, thấp nhất là Gia Lai.

=> Kết luận: Tây Nguyên là vùng còn tài nguyên rừng giàu nhất ở nước ta. So với cả nước Tây Nguyên có độ che phủ rừng cao.

Tìm kiếm google: soan dia ly 9 bai 28, soạn địa lý 9 bài Vùng Tây Nguyên

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net