Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh liên quan đến quyền tự do ngôn luận.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin phần mở đầu trong SGK tr.147 và trả lời câu hỏi:
+ Cho biết những quyền tự do dân chủ được đề cập trong thông tin trên.
+ Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về những quyền tự do dân chủ đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Quyền được đề cập trong thông tin bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin cá nhân. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền và nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền này đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là biểu hiện trực tiếp cho quan điểm, chính sách về quyền con người của Đảng và Nhà nước ta. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- HS nhận biết được hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Ví dụ minh họa về các loại thông tin được tiếp cận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin mục 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi: + Trình bày nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin trên. + Cho biết các chủ thể trong trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. + Em hãy cho biết công dân có quyền gì trong tiếp cận thông tin. Cho ví dụ về các loại thông tin được tiếp cận. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.148 - 150, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 cặp đôi HS trả lời câu hỏi: + Nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin (HS dựa vào các quy định sau để trình bày): * Điều 25 Hiến pháp năm 2013; * Điều 9, 10, 11 Luật Báo chí năm 2016; * Khoản 2 Điều 2 và Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016. + Hành vi của các chủ thể tại trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí; cụ thể: đăng tải thông tin gây hoang mang và cản trở phóng viên tác nghiệp hợp pháp. + HS trình bày nội dung quyền và nghĩa vụ trong tiếp cận thông tin của công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và nêu ví dụ minh họa về các thông tin được phép tiếp cận, hạn chế tiếp cận, không được phép tiếp cận. - Các cặp đôi HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan. - Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin: + Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác. + Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định của pháp luật. + Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin. |
Hoạt động 2: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Nhận biết được hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
+ Hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
+ Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin SGK tr.150 – 151 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2 : Đọc trường hợp 1 (trường hợp bên trên) SGK tr. 151 và trả lời câu hỏi: * Chỉ ra hành vi vi phạm của các nhân vật trong trường hợp 1. * Em hãy xác định và phân tích hậu quả do hành vi vi phạm của các nhân vật trong trường hợp 1 gây ra. + Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 (trường hợp bên trên) SGK tr. 151 và trả lời câu hỏi: * Chỉ ra hành vi vi phạm của các nhân vật trong trường hợp 2. * Em hãy xác định và phân tích hậu quả do hành vi vi phạm của các nhân vật trong trường hợp 2 gây ra. - GV cho HS xem video (4:17-5:01) và nhắc nhở HS cần cẩn thận với những thông tin đăng tải lên mạng xã hội để tránh vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.150 - 151, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm HS trả lời câu hỏi: + Nhận xét hành vi của các nhân vật trong trường hợp: * Trường hợp 1: Ông M đã cung cấp thông tin cho báo chí khi chưa được sự kiểm chứng của cơ quan chức năng có thẩm quyền về sản phẩm xúc xích của Công ty V sử dụng chất phụ gia có thể gây ung thư. * Trường hợp 2: B đã đăng tải nhiều bài viết bịa đặt, nói xấu A trên mạng xã hội; khi bị A phát hiện, yêu cầu B xóa bài đăng và xin lỗi nhưng B không thực hiện. + Hậu quả do hành vi vi phạm của các nhân vật gây ra: * Trường hợp 1: Công ty V chỉ khôi phục được khoảng 20% sản lượng hàng bán ra so với giai đoạn trước đó, gây thiệt hại hàng tỉ đồng doanh thu. * Trường hợp 2: Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của A. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2.1 Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. |
Hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Nhận biết được trách nhiệm trong thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin thông qua đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét như thế nào về việc làm của nhân vật, cơ quan nhà nước trong các trường hợp trên? + Theo em, anh C nên tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai không? Vì sao? - GV cho HS quan sát hình ảnh sau, khuyến khích HS lên án những hành vi dựa vào tự do ngôn luận để tuyên truyền những thông tin xuyên tạc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr. 151, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: + Trường hợp 1: Việc làm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh B cung cấp đầy đủ thông tin mà chị B đề nghị, đồng thời hướng dẫn chị theo dõi thông tin đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử về tài nguyên và môi trường của tỉnh là phù hợp quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin; việc làm của chị A chủ động tìm hiểu thông tin về thu hồi đất và phương án bồi thường trên địa bàn tỉnh B và liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cung cấp thông tin là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của công dân. + Trường hợp 2: Việc anh C muốn tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của công dân; việc làm của anh D không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của công dân. + Anh C nên tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai để thực hiện quyền dân chủ của công dân. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2.2 Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - Công dân có trách nhiệm biết những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, xây dựng ý thức tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. |
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác