Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU, ĐIỆN ẢNH
BÀI 1: THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐIỆN ẢNH
(5 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Một số bối cảnh dựng trong trường quay (nội cảnh).
- Một số bối cảnh ngoài trời (ngoại cảnh).
- Một vài bối cảnh từ các bộ phim nổi tiếng của điện ảnh thế giới và Việt Nam thuộc các thể loại phim hiện thực, lịch sử, viễn tưởng, hoạt hình.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến chủ đề:
+ Nhóm 1: Khái niệm về thiết kế mĩ thuật điện ảnh.
+ Nhóm 2: Quá trình hình thành, phát triển của lĩnh vực thiết kế mĩ thuật điện ảnh ở Việt Nam.
- GV đưa ra lưu ý cho HS thực hiện nhiệm vụ: Cần có phần tư liệu ảnh, video để minh họa cho nội dung.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm về thiết kế mĩ thuật điện ảnh:
Thiết kế mĩ thuật điện ảnh gắn liền với tạo dựng hình ảnh trong quá trình thực hiện tác phẩm điện ảnh. Đây là hoạt động sử dụng các yếu tố, nguyên lí tạo hình xây dựng nên bối cảnh, kết cấu, không gian, hình dáng nhân vật, trang phục, đạo cụ,... trong mỗi cảnh quay để tạo sự hấp dẫn đem lại hiệu quả về thẩm mĩ thị giác.
* Quá trình hình thành, phát triển của lĩnh vực thiết kế mĩ thuật điện ảnh ở Việt Nam.
+ Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890, nhưng mãi đến năm 1923, mới xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện.
+ Nghệ thuật điện ảnh có nhiều thể loại khác nhau: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình,...
+ Lĩnh vực thiết kế mĩ thuật cũng như họa sĩ thiết kế mĩ thuật có vai trò quan trọng và được đánh giá cao ở phim truyện, phim hoạt hình.
+ Ngày nay, thiết kế mĩ thuật điện ảnh là ngành đào tạo của nhiều trường nghệ thuật trong cả nước: Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội,...
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Biết được những công việc chính của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh.
- Biết những gợi ý cơ bản khi thực hành thiết kế mĩ thuật điện ảnh từ kịch bản văn học.
- Biết sự khác nhau giữa thiết kế mĩ thuật điện ảnh và thiết kế mĩ thuật sân khấu.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu và nhận biết những công việc của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh, qua đó nhận diện được nhiệm vụ và vai trò của thiết kế mĩ thuật điện ảnh.
- GV giới thiệu và cho HS các bước gợi ý khi thực hành thiết kế mĩ thuật điện ảnh, qua đó thấy được sự khác biệt giữa thiết kế mĩ thuật điện ảnh và mĩ thuật sân khấu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Những công việc chính của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát sơ đồ khái quát công việc của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh trong SGK tr.7 và tóm tắt nội dung. - GV lưu ý cho HS một số đặc điểm về nghề nghiệp của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh: + Họa sĩ mĩ thuật nằm trong một ê – kíp gồm nhiều bộ phận và những sáng tạo về bối cảnh phụ thuộc vào kịch bản và ý đồ của đạo diễn, không phải sáng tác độc lập như trong một số lĩnh vực khác. + Sản phẩm của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho một tác phẩm điện ảnh thông qua các hiệu ứng, trang phục, bối cảnh từ lúc quay cho đến lúc dựng phim. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày những công việc chính của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Những công việc chính của họa sĩ thiết kế mĩ thuật điện ảnh - Xây dựng ý tưởng sáng tạo trên cơ sở kịch bản và thông nhất với đạo diễn. - Cụ thể hóa ý tưởng sáng tạo bằng những bản vẽ thiết kế bối cạnh hoặc sơ đồ phối cảnh. - Phối hợp giữa bối cảnh với tạo hình nhân vật - Dựng bối cảnh phim - Tham gia quá trình dựng phim và chỉnh sửa, quảng bá phát hành phim
|
Nhiệm vụ 2: Những bước gợi ý cơ bản khi thực hành thiết kế mĩ thuật điện ảnh từ kịch bản văn học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu và trình bày lại những nội dung trong SGK tr.8-10. - GV lưu ý HS khi phân tích các bước cơ bản thiết kế mĩ thuật điện ảnh từ kịch bản văn học: + Tìm ra những đặc trưng tiêu biểu nhất kể từ đó hình thành được bản chất và ý nghĩa của việc thiết kế mĩ thuật điện ảnh. + Việc thiết kế mĩ thuật cần phù hợp với bối cảnh chung trong cả một tác phẩm điện ảnh, có sự thống nhất xuyên suốt. - GV giao nhiệm vụ thực hành cho HS: + Hãy lựa chọn một công việc liên quan đến lĩnh vực thiết kế mĩ thuật điện ảnh và thuyết trình thể hiện suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. + Lựa chọn một trích đoạn trong truyện thiếu nhi đã nghe hoặc đã đọc và phác thảo thiết kế một bối cảnh cho kịch bản đó. - GV trình chiếu cho HS xem gợi ý các bước cơ bản thể hiện bản vẽ bối cảnh phim về làng quê:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày những bước gợi ý cơ bản khi thực hành thiết kế mĩ thuật điện ảnh từ kịch bản văn học. - HS hoàn thành phần thực hành. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Những bước gợi ý cơ bản khi thực hành thiết kế mĩ thuật điện ảnh từ kịch bản văn học - Bước 1: Đọc kĩ kịch bản văn học và lựa chọn những phân cảnh phù hợp với sở thích cũng như năng lực thực hiện của bản thân. - Bước 2: Phác thảo bản vẽ bối cảnh. Cụ thể hóa bằng mô hình từ vật liệu sẵn có phù hợp với kịch bản để thuận tiện hình dung sự di chuyển của máy quay, diễn viên. - Bước 3: Xây dựng tạo hình nhân vật cho phù hợp với bối cảnh (từ tỉ lệ, màu sắc cho đến trang phục). - Bước 4: Trên cơ sở thống nhất phương án dựng bối cảnh từ bản vẽ và mô hình, tiến hành tìm, lựa chọn một địa điểm phù hợp để dựng bối cảnh đơn giản như: căn nhà, góc vườn, sân đình, khu vui chơi nơi mình sinh sống,...
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác