Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Sông Đáy

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 6 Sông Đáy. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : SÔNG ĐÁY

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Sông Đáy (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Sông Đáy

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bố cục, nhịp điệu, cách gieo vần, cảm hứng chủ đạo,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).

  1. Phẩm chất

- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – những vẻ đẹp bình dị, thơ mộng của quê hương, những thứ mà ta vô tình bỏ qua.

- Cảm xúc, tâm hồn phong phú hơn.

- Thêm yêu và tự hào về quê hương, xứ sở.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sông Đáy
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số bài thơ viết về con sông/về quê hương và nêu cảm nghĩ
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số bài thơ viết về con sông/về quê hương và nêu cảm nghĩ
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy kể tên một vài bài thơ viết về con sông, về quê hương em đã được học/được đọc? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ những bài thơ đó gợi ra cho em?  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về một số bài thơ viết về con sông/về quê hương và nêu cảm nghĩ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý:

+ Một số bài thơ viết về con sông/về quê hương là: Quê hương (Đỗ Trung Quân), Quê hương (Tế Hanh), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), …

+ Qua những bài thơ đó, em thấy được tình yêu con sông quê, yêu quê hương của các tác giả, …

GV dẫn dắt vào bài: Những dòng sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài trong các sáng tác của nhiều thi sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam. Như nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là ca khúc “Khúc hát sông quê”. Nhạc sĩ Đoàn Bổng là “Dòng sông Đáy quê em”. Hay dòng sông Lam, sông La đi vào thơ ca của những nhạc phẩm mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh…Tất cả những dòng sông đều chứa chan kỷ niệm ấu thơ và những nỗi niềm thương nhớ của mỗi thi sĩ và nhạc sĩ. Với Nguyễn Quang Thiều, con sông Đáy chính là một phần của kí ức, một phần quê hương ông và ông đã mang cảm xúc ấy trọn vẹn trong bài thơ “Sông Đáy” mà chúng ta sẽ ôn tập ngày hôm nay.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Sông Đáy (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Sông Đáy
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Sông Đáy và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Sông Đáy, trả lời câu hỏi:

- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Sông Đáy

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Xuất xứ và nội dung văn bản

+ Bố cục tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm trả lời 2 câu hỏi), yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Sông Đáy và trả lời các câu hỏi sau:

+ Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ?

+ Xác định thể thơ và nêu ý nghĩa nhan đề “Sông Đáy”

+ Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

+ Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

+ Hình tượng  “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình cảm xúc gì về sông Đáy? Vì sao?

+ Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trì của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Sông Đáy

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội; hiện sống tại thành phố Hà Đông.

- Ông là cây bút đa tài và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.

- Phong cách sáng tác:

+ Trong tâm hồn của một người yêu thơ văn, ông luôn thể hiện được sự bay bổng trong từng câu từ, bày tỏ được những ưu tư, phiền muộn của thi ca rất nhạy bén.

+ Lối viết thơ của Nguyễn Quang Thiều khiến ta nghĩ đến các thủ pháp của trào lưu hiện đại như siêu thực, tượng trưng hay biểu hiện nhưng ta hoàn toàn không thể xếp ông vào riêng lẻ một trường phái nào.

+ Nhà văn ưa thích bày tỏ thái độ thẳng thắn và trực diện nhằm lý giải chính xác bản chất của đối tượng.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: In trong tập “Sự mất ngủ của lửa” (xuất bản năm 1992)

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Ba câu thơ đầu

=> Sông Đáy trong kí ức ấu thơ

+ Phần 2: Tám câu tiếp

=> Sông Đáy trong kí ức những năm tháng xa quê

+ Phần 3: Còn lại

=> Sông Đáy – ngày trở lại

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Thể thơ, nhan đề

* Thể thơ

- Thể thơ: Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do, với việc sử dụng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, - Tác dụng: giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình

* Nhan đề “Sông Đáy”

- Địa danh có thực

- Ý nghĩa biểu tượng: khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

b. Những hình tượng trong bài thơ

* Hình tượng “mẹ”

- Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ:

- Ý nghĩa của hình tượng “mẹ”:

+ Xuất hiện xuyên suốt từ đầy tới cuối bài thơ như một điệp khúc lặp đi lặp lại trong tâm trí của đứa con xa quê.

+ Làm sống dậy những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ qua những hình ảnh, hành động, bóng dáng của mẹ in hằn trong tâm trí của đứa con.

* Hình tượng “em”

- Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”.

- Ý nghĩa của hình tượng “em”:

+ Là một phần của tuổi trẻ, phần kí ức ngọt ngào đẹp đẽ chẳng thể quên.

+ Là hình ảnh gắn kết tác giả với con sông Đáy quê hương, cùng với “mẹ”

c. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ: dòng sông Đáy

- Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm: Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;

- Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

3. Tổng kết

a. Nội dung

Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

b. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ tự do, tự nhiên, phóng khoáng trong cảm xúc.

- Ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị nhưng giàu chất tạo hình

- Xây dựng những hình tượng thơ độc đáo, mang hơi hướng tượng trưng.

n: center;"> 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Sông Đáy

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Sông Đáy, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Sông Đáy

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay