Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Ôn tập thực hành tiếng việt - Cách giải thích nghĩa của từ và các trình bày tài liệu tham khảo

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 7 Ôn tập thực hành tiếng việt - Cách giải thích nghĩa của từ và các trình bày tài liệu tham khảo. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

- Giải các bài tập liên quan đến cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

  1. Phẩm chất

- Hiểu biết đúng nhất về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

- Có cách ứng dụng phù hợp về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu những cách giải thích nghĩa của từ mà em biết

- Trình bày những hiểu biết của em về tầm quan trọng của việc trích dẫn tài liệu tham khảo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gợi ý:

+ Những cách giải thích nghĩa của từ mà em biết là: giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị, giải thích trực quan, ….

+ Việc trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ giúp để chứng minh rằng tác phẩm của mình có cơ sở thực tế. Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực cho lập luận của bạn. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ chứng mình người viết có sự tìm tòi, nghiên cứu tham khảo các nguồn tài liệu cũng như giúp cho tác phẩm của mình có nhiều sức thuyết phục đối với người đọc …

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

I. Nhắc lại kiến thức đã học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi:

+ Trình bày các cách giải thích nghĩa của từ

+ Ta cần lưu ý những điều gì trong quá trình trình bày tài liệu tham khảo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hệ thống lại kiến thức:

1. Cách giải thích nghĩa của từ

- Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị

+Ví dụ:

·  Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.

·  Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.

·  Học lỏm: nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo.

·  Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức.

·  Học tập: Học văn hoá có thầy cô, có chương trình, có hướng dẫn

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

+ Ví dụ:

·  Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.

·  Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng.

·  Lạc quan: trái nghĩa với bi quan.

·  Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực.

- Giải nghĩa từng thành tố

+ Đối với các từ Hán Việt ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố.

+ Ví dụ:

·  Thảo nguyên: (thảo: cỏ, nguyên: vùng đất bằng phẳng) đồng cỏ.

·  Khán giả: (khán: xem, giả: người) người xem.

·  Thuỷ cung: (thuỷ: nước, cung: nơi ở của vua chúa) cung điện dưới nước.

2. Cách trình bày tài liệu tham khảo

- Cách trình bày tài liệu tham khảo sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bài làm, đồng thời có tính phân loại để người đọc dễ tìm kiếm. Có 2 trường hợp sắp xếp tài liệu tham khảo chung, đó là:

+ Sắp xếp theo từng ngôn ngữ

+ Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo tên tác giả

a. Sắp xếp tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ

- Đối với những loại tài liệu tham khảo có nhiều ngôn ngữ khác nhau, sắp xếp các tài liệu này thành từng mục riêng theo ngôn ngữ. Mục ngôn ngữ nào sẽ tập hợp tài liệu tham khảo của ngôn ngữ đó.

- Lưu ý: Với những tài liệu bằng ngôn ngữ ít người biết như tiếng Nhật, Hàn, Trung… thì có thể chèn thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu.

-Ví dụ:

+ Tiếng Việt

·  Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996). Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai. Hà Nội.

·  Phan Ngọc Liên. (2003). Phương pháp luận sử học. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

+ Tiếng Anh

·  Anderson, J.E. (1985). The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case. American Economic Review, 75(1). pp. 178-90.

·  Burton G. W. (1988). Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (penni-setum glaucul). Agronomic Journal 50, pp. 230-231.

b. Sắp xếp tài liệu tham khảo theo ABC họ tên tác giả

- Cách thứ hai là sắp xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC bảng chữ cái của từng nước. Cách này thường áp dụng nếu như các tài liệu tham khảo được viết cùng ngôn ngữ.

- Lưu ý: Cách sắp xếp tài liệu tham khảo tùy theo mỗi nước thay đổi khác nhau:

- Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên, thông thường họ và tên tác giả vẫn được giữ nguyên nên cần chú ý tránh nhầm lẫn.

- Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ, theo cách trích dẫn chuẩn APA thì tên tác giả thường được đảo tên lên trước họ.

- Không có tên tác giả: Xếp theo thứ tự ABC theo chữ cái đầu cơ quan ban hành ấn phẩm. Ví dụ: ‘Bộ Công thương’ xếp vào vần B, ‘Tổng cục thuế’ xếp vào vần T…

- Ví dụ:

+ Borman, W. C., Hanson, M. A., Oppler, S. H., 1. Pulakos, E. D., & White, L. A. (1993). Role of early supervisory experience in supervisor performance. Journal of Applied Psychology, 78, 443–449.

+ Hare, L. R., & O’Neill, K. (2000). Effectiveness and efficiency in small academic peer groups. Small Group Research, 31, 24–53.

+ Miller, R. (Producer). (1989). The mind [Television series]. New York: WNET.

Scorsese, M. (Producer), & Lonergan, K. (Writer/Director). (2000). You can count on me [Motion picture]. United States: Paramount Pictures.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS..

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đâu không phải là cách giải thích nghĩa của từ?

A. Giải thích trực quan

B. Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào trong một câu cụ thể nhằm xác lập ngữ cảnh sử dụng

C. Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó

D. Giải thích khách quan

Câu 2: Thông tin về tài liệu tham khảo gồm có những gì?

A. Tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản

B. Nhà xuất bản, địa điểm xuất bản, tác giả

C. Tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, ngày phát hành

D. Tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, ngày phát hành, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản

Câu 3: Từ “thị” trong “nhất cận thị” có nghĩa là”:

A. quê

B. thành phố

C. chợ

D. một loại quả

Câu 4: Từ “lân” trong “nhị cận lân” có nghĩa là:

A. hàng xóm

B. gần

C. xung quanh

D. múa lân

Câu 5: Từ “dục” trong “dục tất bất đạt” có nghĩa là:

A. muốn

B. thích

C. ham

D. khoái

Câu 6Từ “xuất gia” trong câu: “Những ngày đầu, bố mẹ Thân ngăn cấm không cho xuất gia” (Minh Chuyên) có nghĩa là:

A. Ra đời

B. Từ bỏ gia đình vào chùa

C. Ra ở riêng

D. Ra đi

Câu 7Từ “phong” trong câu: “ Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong” có nghĩa là:

A. gió

B. đóng kín

C. thói quen

D. nở

Câu 8: Từ “phu” trong câu: “Ông bắt Thân về xuất giá tòng phu” có nghĩa là”

A. vợ

B. chồng

C. cha

D. mẹ

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Ôn tập thực hành tiếng việt - Cách giải thích nghĩa của từ và các trình bày tài liệu tham khảo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Ôn tập thực hành tiếng việt, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Ôn tập thực hành tiếng việt

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay