[toc:ul]
Trong các số sau, số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9?
187 ; 1347 ; 2515 ; 6534 ; 93258
Các số chia hết cho 3:
Tổng các chữ số là:
1 + 3 + 4 + 7 = 15 chia hết cho 3
=> 1347⋮3.
6 + 5 + 3 + 4 = 18 chia hết cho 3
=> 6534⋮3.
9 + 3 + 2 + 5 + 8 = 27 chia hết cho 3
=> 93258⋮3.
Các số chia hết cho 9:
Tổng các chữ số là:
6 + 5 + 3 + 4 = 18 chia hết cho 9
=> 6534⋮9.
9 + 3 + 2 + 5 + 8 = 27 chia hết cho 9
=> 93258⋮3.
Cho các số 3564; 4352; 6531; 6570; 1248
a) Viết tập hơp A các số chia hết cho 3 trong các số trên.
b) Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 trong các số trên.
c) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
a) Các số chia hết cho 3 là 3564; 6531; 6570; 1248
Vậy A = { 3564; 6531; 6570; 1248 }.
b) Các số chia hết cho 9 là 6570.
Vậy B = { 6570 }.
c) Vậy B ⊂ A.
Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không, có chia hết cho 9 không?
a) 1251 + 5316 ;
b) 5436 - 1324 ;
c) 1.2.3.4.5.6 + 27
a)
=> 1251 + 5316 chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9.
b)
=> 5436 - 1324 không chia hết cho cả 3 và 9.
c)
Vì 6 = 2.3 nên 1.2.3.4.5.6 = 1.2.3.4.5.3.2 = 1.2.4.5.9.2 chia hết cho 9 (vì có thừa số 9).
=> 1.2.3.4.5.6 chia hết cho cả 3 và 9.
=> 1.2.3.4.5.6 + 27 chia hết cho cả 3 và 9.
Điền chữ số vào dấu * để:
a) 5*8 chia hết cho 3;
b) 6*3 chia hết cho 9;
c) 43* chia hết cho 9;
d) *81* chia hết cho cả 2 ,3, 5, 9 ( trong một số có nhiều dấu * , các dấu * không nhất thiết thay bởi các chữ số giống nhau)
a) Để 5∗8¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯⋮3 <=> (5+∗+8)⋮3
<=> (13+∗)⋮3
=> * = 2 hoặc * = 5 hoặc * = 8.
Vậy chữ số thay cho * là 2 hoặc 5 hoặc 8.
b) Để 6∗3¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯⋮9 <=> (6+∗+3)⋮9
<=> (9+∗)⋮9
=> * = 0 hoặc * = 9 .
Vậy chữ số thay cho * là 0 hoặc 9.
c) Để 43∗¯¯¯¯¯¯¯¯⋮9 <=> (4+3+∗)⋮9
<=> (7+∗)⋮9
=> * = 2 .
Vậy chữ số thay cho * là 2.
d) Để ∗81∗¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯⋮2,3,5,9
=> * ở vị trí thứ 2 sẽ phải là số 0. ( vì để chia hết cho cả 2 và 5 thì số đó phải tận cùng là 0 )
Khi đó, ta có số mới : ∗810¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Để ∗810¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯⋮3,9<=> (∗+8+1+0)⋮9 ( Vì khi chia hết cho 9 thì số đó sẽ chia hết cho 3 bởi 9 vdots3 )
<=> (9+∗)⋮9
=> * = 0 hoặc * = 9.
Mà * ở vị trí đầu => * = 0 ( loại )
Vậy chữ số thay cho * là 9.
Dùng ba trong bốn chữ số 4, 5, 3, 0 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho các số đó:
a) Chia hết cho 9
b) Chia hết cho 3 và không chia hết cho 9
a) Trong bốn số 4, 5, 3, 0 có 3 chữ số có tổng chia hết cho 9 là 4, 5, và 0.
=> Ta lập được các số là: 450; 405; 504; 540.
b) Trong bốn số 4, 5, 3, 0 có 3 chữ số có tổng chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là 4, 5, và 3.
=> Ta lập được các số là: 345; 354; 435; 453; 534; 543.
Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số sao cho số đó:
a) Chia hết cho 3.
b) Chia hết cho 9.
a) Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số chia hết cho 3 là 10002.
b) Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số chia hết cho 9 là 10008.
Điền dấu "X" vào ô thích hợp trong các câu sau:
Ta có:
Giải bài tập 108: Một số có tổng ...
Một số có tổng các chữ số chia cho 9 (cho 3) dư m thì số đó chia cho 9 (cho 3) cũng dư m.
Ví dụ: Số 1543 có tổng các chữ số bằng 1 + 5 + 4 + 3 = 13. Số 13 chia 9 dư 4 chia cho 3 dư 1. Do đó số 1543 chia cho 9 dư 4, chia cho 3 dư 1.
Tìm số dư khi chia mỗi số sau cho 9, cho 3: 1546; 1527; 2468; 1011.
Tương tự :
Tổng này chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1.
=> Số 1546 chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1.
Tổng này chia cho 9 dư 6, và chia hết cho 3.
=> Số 1527 chia cho 9 dư 6, và chia hết cho 3.
Tổng này chia cho 9 dư 2, chia cho 3 dư 2.
=> Số 2468 chia cho 9 dư 2, chia cho 3 dư 2.
Tổng này chia cho 9 dư 1, chia cho 3 dư 1.
=> Số 1011 chia cho 9 dư 1, chia cho 3 dư 1.
Gọi m là số dư của a khi chia cho 9. Điền vào các ô trống:
Ta có:
Trong phép nhân a.b = c gọi :
m là số dư cua a khi cho 9, n là số dư của b khi chia cho 9.
r là số dư của tích m.n khi chia cho 9, d là số dư của c khi chia cho 9.
Điền vào ô trống rồi so sánh r và d trong mỗi trường hợp sau:
Ta có: