[toc:ul]
Tính:
a. (+3).(+9)
b. (−3).7
c. 13.(−5)
d. (−150).(−4)
e. (+7).(−5)
a. (+3).(+9)=3.9=27
b. (−3).7=−(3.7)=−21
c. 13.(−5)=−(13.5)=−65
d. (−150).(−4)=150.4=600
e. (+7).(−5)=−(7.5)=−35
Tính 27 . (- 5). Từ đó suy ra các kết quả:
(+27).(+5);(−27).(+5);(−27).(−5);(+5).(−27)
Ta có:
27.(−5)=−(27.5)=−135
Vậy
(+27).(+5)=135
(−27).(+5)=−135
(−27).(−5)=135
(+5).(−27)=−135
Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:
a, a . b là một số nguyên dương?
b, a . b là một số nguyên âm?
a, a . b là một số nguyên dương, a là số nguyên âm. Vậy b là số nguyên âm.
b, a . b là một số nguyên âm, a là số nguyên âm. Vậy b là số nguyên dương.
Hướng dẫn:
Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
Tích của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên âm.
Trong trò chơi bắn bi vào các hình tròn vẽ trên mặt đất, bạn Sơn bắn được ba viên điểm 5, một viên điểm 0 và hai viên điểm -2; bạn Dũng bắn được hai viên điểm 10; một viên điểm -2 và ba viên điểm -4. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn?
Số điểm bạn Sơn đạt được là:
5.3+0.1+(−2).2=15+0−4=11
Số điểm bạn Dũng đạt được là:
10.2+(−2).1+(−4).3=20−2−12=6
Vậy bạn Sơn được điểm cao hơn bạn Dũng.
So sánh:
a. (−7).(−5)với 0
b. (−17).5 với (−5).(−2)
c. (+19).(+6)với (−17).(−10)
a. Ta có:
(−7).(−5)=35
Vì 35>0⇒(−7).(−5)>0
b. Ta có:
(−17).5=−(17.5)=−85
(−5).(−2)=10
Vì −85<10⇒(−17).5<(−5).(−2)
c. Ta có:
(+19).(+6)=19.6=114
(−17).(−10)=17.10=170
Vì 114<170⇒(+19).(+6)<(−17).(−10)
Giá trị biểu thức (x−2).(x+4)khi x=−1là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:
A. 9
B. -9
C. 5
D. -5
Thay x = - 1 vào biểu thức ta được:
(−1−2).(−1+4)=(−3).3=−9
Vậy đáp án B đúng.
Điền các dấu “+”; “-“ thích hợp vào chỗ trống:
Dấu của a
|
Dấu của b |
Dấu của a.b |
Dấu của a.b2 |
+
|
+ |
|
|
+
|
- |
|
|
-
|
+ |
|
|
-
|
- |
|
|
Dựa vào quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và nhân hai số nguyên khác dấu ta được bảng sau:
Dấu của a
|
Dấu của b |
Dấu của a.b |
Dấu của a.b2 |
+ |
+ |
+ |
+
|
+
|
- |
- |
+ |
-
|
+ |
- |
- |
-
|
- |
+ |
- |
Chú ý: Khi gíá trị của b khi bình phương lên luôn dương.
Tính
a. (−25).8
b. 18.(−15)
c. −(1500).(−100)
d. (−13)2
Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ta được:
a. (−25).8=−(25.8)=−200
b. 18.(−15)=−(18.15)=−270
c. −(1500).(−100)=1500.100=150000
d. (−13)2=132=169
Điền số vào ô trống cho đúng:
a
|
-15 |
13 |
|
9 |
|
b
|
6 |
|
-7 |
|
-8 |
a.b
|
|
-39 |
28 |
-36 |
8 |
Hướng dẫn: Khi biết hai thừa số ta tính tích của hai thừa số đã biết. Khi biết tích và một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết để tìm thừa số còn lại.
Ta có bảng sau:
a
|
-15 |
13 |
-4 |
9 |
-1 |
b
|
6 |
-3 |
-7 |
-4 |
-8 |
a.b
|
-90 |
-39 |
28 |
-36 |
8 |
Biết rằng 32=9
Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9?
Ta có: (−).(−)→(+)
Vậy vẫn còn số (−3)2=9
Vì (−3)2=(−3).(−3)
Cho x∈Z
So sánh: (−5).xvới 0
Ta có x∈Z
→x<0;x=0;x>0
Với x<0ta có (−5).x>0
(vì tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương)
Với x>0ta có (−5).x<0
(vì tích của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm)
Với x=0ta có (−5).x=0
(vì tích của một số nguyên bất kì với số 0 đều bằng 0)