Bài soạn lớp 9: Bếp lửa

Hướng dẫn soạn bài: Bếp lửa - Trang 143 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tác giả:
    • Bằng Việt (1914), quê ở Hà Tây
    • Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
    • Trải qua nhiều công việc : làm báo, đi chiến trường, biên tập, dịch thơ - truyện. Giữ các chức vụ quan trọng: Tổng thư kí hội văn học Hà Nội, uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam, hiện là chủ tịch hội Liên hiệp văn học Hà Nội.
    • Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ nhất là trong nhà trường.
  • Tác phẩm:
    • Sáng tác 1963, in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968).
    • Thể thơ: tự do
    • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả, nghị luận.

Câu 1: Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? ...

Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm ưạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

  • Bài thơ là lời của người cháu, nói về tấm lòng kính yếu của cháu đối với bà.
  • Sựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, ta chia bố cục bài thơ gồm 4 phần:
    • Phần 1 : Khổ thơ đầu => Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.
    • Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo => Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa.
    • Phần 3: Khổ thơ tiếp theo => Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.
    • Phần 4: Khổ thơ cuối =>Tình cảm của cháu dành cho bà dù đã khôn lớn, đã rời xa vòng tay chở che của bà.

Câu 2: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào ...

Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đà được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trả lời:

Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm ấu thơ về bà, về tình bà cháu đã được gợi lại. Đó là những năm tháng khó khăn:

  • Kỉ niệm năm 4 tuổi:
    • Đói mòn, đói mỏi: hình ảnh tả thực, miêu tả rõ nét nhất về nạn đói.
    • Mùi khói: khói hun nhèm mắt, sống mũi còn cay.

->Tuổi thơ có nhiều nhọc nhằn thiếu thốn, vất vả, gian nan, đói khổ nhưng hạnh phúc vì có bà và có bàn tay bà chăm sóc.

  • Kỉ niệm 8 năm ròng ở cùng bà:
    • Cùng bà nhóm lửa
    • Bà kể chuyện cháu nghe.
    • Bà bảo cháu làm,chăm cháu học

->Bà yêu thương, đùm bọc che chở dạy dỗ và là chỗ dựa tinh thần cho cháu. Khi tiếng chim tu hú kêu, một tiếng kêu dục giã khắc khoải, da diết, gựi hoài niệm nhớ mong khao khát.

Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm vơi miêu tả và tự sự đã giúp cho bài thơ có một kết cấu chặt chẽ, thể hiện được tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đốĩ với bà.

Câu 3: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ...

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viêt: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”?

Trả lời:

Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc đi nhắc lại 10 lần.

Trong hồi tưởng và suy nghĩ của ngươi cháu, hình ảnh bếp lửa luôn luôn gắn với hình ảnh ngươi bà. Bởi vì bếp lửa đã gắn bó với cuộc đời của bà. Bà là người nhóm lên bếp lửa vào mỗi sáng, mỗi chiều, hằng ngày, suốt cuộc đời bà. Bếp lửa là biểu hiện cụ thổ của sự tảo lần, chăm chỉ và đầy tinh yêu thương mà bà dành cho cháu, cho những ngươi thân. 

Bếp lửa còn là tượng trưng cho tình bà nồng ấm. Bà nhóm lên bếp lửa như nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương. Bà là người nhóm lửa, nhóm niềm yêu thương mà bà dành cho cháu “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà là người truyền ngọn lửa niềm tin cho các thế hệ sau.

Sở dĩ tác giả lại viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

Kì lạ ở đây vì không có gì có thể dập tắt được bếp lửa. Bếp lửa vẫn cháy lên trong mọi cảnh ngộ.

Thiêng liêng vì bếp lửa là nơi ấp ủ và sáng mãi tình bà cháu. Và nhóm bếp lửa nghĩa là nhóm:

  • Ấp iu, nồng đượm
  • Niềm yêu thương
  • Nồi xôi gạo
  • Tâm tình tuổi nhỏ

=>Câu thơ thể hiện niềm vui, sự sống và cả niềm yêu thương.

Câu 4: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen...

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẳn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Trả lời:

Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã chuyển thành hình ảnh trừu tượng: ngọn lửa lòng bà. Ngọn lửa giờ đây là ngọn lửa tinh thần, mang một ý nghĩa khái quát. Đó là ngọn lửa của niềm tin, sức sống, là niềm yêu thương của bà.

Qua đây, ta thấy, những câu thơ trên muốn nói lên tình yêu thương to lớn của bà tỏa sáng, ấm áp không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5: Cảm nhận của em về tinh cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ...

Cảm nhận của em về tinh cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tinh cảm ấy được gắn liền với những tinh cảm nào khác?

Trả lời:

Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.

Như vậy, những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net