Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 - 1775) trong nước vô sự, Trịnh Sâm thích đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. Môi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ, binh linh đàn hầu vòng quanh bốn mặt gồ, các nội thân đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hoá xung quanh bờ hồ để án. Thuyền đi đến đâu cũng có các quan hộ tụng đại thần tuỳ ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở các cửa hàng trong chợ.
Trong dân gian có bao loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh, Chú đều thu lấy, không thiếu thứ gì. Trong phủ, tuỳ chỗ, điểm xuyết bày bẽ ra hình núi non bộ trông như bến bễ đầu non. Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ "phụng thủ" vào. Đêm đến , chúng trèo tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cng phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ hoặc phá bỏ cây cảnh để tranh khỏi tai vạ.
Nội dung: Văn bản phản ánh đời sống xa hoa trong phủ chúa. Bọn quan lại được vua chúa sùng ái đã ra sức vơ vét của nhân dân. Đời sống nhân dân loạn lạc đói kém, vô cùng cơ cực. Đứng trước cảnh đất nước loạn lạc, người dân đói khổ, tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe. Những chi tiết đối lập giữa vua quan và nhân dân đã gây nên sự căm phẫn với những người đứng đầu đất nước thời đó và sự cảm thông, thương xót với số phận những người nông dân nhỏ bé.
Ý nghĩa: Văn bản đã tái hiện trước mắt người đọc về bức tranh xã hội phong kiến đương thời, về sự đối lập giữa đời sống xa hoa của quan lại và cuộc sống khổ sở, chịu nhiều áp bức của dân chúng.