Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Hướng dẫn soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Trang 175 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương...

Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Trả lời:

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

  • Bồn bồn, kèo nèo : hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.
  • Cà chớn: chỉ người hay trêu đùa, đùa dai.
  • Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít, là món ăn phổ biến ở miền Trung
  • Sú, vẹt: là loài cây nhỏ, cao đến 10 m. Cây mọc ven biển hoặc trong rừng ngập mặn, thường sinh sống cùng với các cây thuộc họ Đước.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

phương ngữ Bắcphương ngữ Trungphương ngữ Nam
Mẹ
BốChaBa, tía
Sao thế?Năng rứaVậy sao?
Bao giờ điKhi mô điChừng nào đi

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

phương ngữ Bắcphương ngữ Trungphương ngữ Nam
Hòm (vật đựng đồ dùng)Hòm (quan tài)Hòm (quan tài)

2. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập l.a không có từ ngữ...

Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập l.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

Trả lời:

  • Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
  • Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam, là một đất nước có sự đa dạng về  điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán. Tuy nhiên, số lượng những từ ngữ khác biệt ấy không nhiều

3. Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b)...

Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Trả lời:

Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 ta thấy những từ ngữ thuộc về phương ngữ Bắc Bộ và hiểu theo nghĩa của phương ngữ Bắc Bộ, trong đó có ngôn ngữ của Hà Nội thường chuẩn hơn và được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. Trên thế giới phần lớn các ngôn ngữ đều lấy phương ngữ ở thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com