Bài soạn lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chủa Trịnh

GIẢI CÁC MÔN LỚP 4 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Giải âm nhạc 4 kết nối tri thức
Giải công nghệ 4 kết nối tri thức
Giải hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Giải khoa học 4 kết nối tri thức
Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
Giải mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giải tin học 4 kết nối tri thức
Giải toán 4 kết nối tri thức
Giải tự nhiên và xã hội 4 kết nối tri thức
Giải đạo đức 4 kết nối tri thức

Giải SBT công nghệ 4 kết nối tri thức
Giải SBT toán 4 kết nối tri thức
Giải SBT toán 4 tập 1 kết nối tri thức
Giải SBT toán 4 tập 2 kết nối tri thức
Giải SBT Tiếng việt 4 tập 1 kết nối tri thức
Giải SBT Tiếng việt 4 tập 2 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Giải SBT khoa học 4 kết nối tri thức
Giải SBT đạo đức 4 kết nối tri thức
Giải SBT lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 4 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 4 kết nối tri thức

GIẢI CÁC MÔN LỚP 4 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIẢI CÁC MÔN LỚP 4 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

 

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Phạm Đình Hổ (1768-1839) hiệu Đông Dã Tiều, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương.
  • Một nho sĩ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị ở nhiều lĩnh vực.

2. Tác phẩm:

  • "Vũ trung tuỳ bút" là một tác phẩm văn xuôi xuất sắc viết bằng chữ Hán, vào khoảng đầu đời Nguyễn - thế kỉ XIX, tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút.
  • "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong 88 mẩu chuyện của "Vũ Trung tuỳ bút". 
  • Thể loại: Tùy bút
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: Từ đầu … triệu bất tường”=> Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh.
    • Phần 2: Còn lại =>Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.

Câu 1: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả ...

Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: "... kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường"?

Trả lời:

  • Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết:
    • Chúa thường ngự ở các li cung trên Hồ Tây, núi Tử Trầm, nói Dòng Thuý.
    • Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. 
    • Mỗi tháng ba, bốn lần Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ... để bán
    • Thuyền ngự đi đến đâu các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ để mua bán, bọn nhạc công ngồi trên gác chùa Trấn Quốc hay ...hòa vài khúc nhạc.
    • Thú chơi những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh[...] chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.
    •  [...] Cây đa to, cành lá như cây cổ thụ [...] phải một cơ binh mới khiêng nổi.
    • Trong phủ, [...] Hình núi non bộ trông như .. bến bể đầu non.

=> Thông qua đó, ta nhận thấy các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, miêu tả tỉ mỉ kết hợp với liệt kê-> Sự tốn kém, lố lăng, xô bồ, thiếu văn hoá; chúa hống hách, lộng quyền, cướp bóc tiền của trong dân lành.

  • Kết thúc đoạn miêu tả này, tác giả lại nói: “…kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường”. Với cảnh xa hoa nhưng rùng rợn, bí hiểm, ma quái, âm thanh ghê rợn như điềm báo trước sự đau thương sắp đến với thời Lê – Trịnh.

Câu 2: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? ...

Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: "Nhà ta ở phường Hà Khẩu... cũng là vì cớ ấy".

Trả lời:

  • Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiều dân bằng những thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống…
  • Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền…
    • Dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt khiếu hay…biên ngay cho hai chữ “phụng thủ”.
    • Đêm đến…trèo qua tường thành lẻn ra…đem lính lấy phăng đi rồi buộc cho tội giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.
    • Phá nhà, hủy tường để khiêng ra.
  • Ý nghĩa của đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở….cũng là vì cớ ấy”.

Cách đưa dẫn chứng có thật đã từng xảy ra ở chính nhà tác giả, làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động =>  tác giả bày tỏ thái độ căm phẫn trước một vương triều thối nát.

Câu 3: Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?

Trả lời:

  • Thể loại truyện:

Hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể nên có cốt truyện, nhân vật…Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú: sự kiện, xung đột, nội tâm, ngoại hình, tính cách…có thể hư cấu.

  • Thể loại tùy bút:

Ghi chép về con người, sự việc cụ thể, có thực, qua đó bộc lộ sự đánh giá của mình về con người và cuộc sống một cách trực tiếp. Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, tản man, không gò bó theo hệ thống, kết cấu, nhưng vẫn đi theo một tư tưởng hay cảm hứng chủ đạo.

[Luyện tập] Căn cứ vào bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và cả bài đọc thêm dưới đây, ...

Căn cứ vào bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và cả bài đọc thêm dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng của đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Qua bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh và bài đọc thêm có thể thấy được một bức tranh hiện thực đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh (cuối thế kỉ XIII). Đó là thời kì chế độ phong kiến mục rỗng, thối nát. Vua chúa chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến kinh tế. Bọn quan lại được vua chúa sùng ái đã ra sức vơ vét của nhân dân. Đời sống nhân dân loạn lạc đói kém, vô cùng cơ cực. Đứng trước cảnh đất nước loạn lạc, người dân đói khổ, tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe. Những chi tiết đối lập giữa vua quan và nhân dân đã gây nên sự căm phẫn với những người đứng đầu đất nước thời đó và sự cảm thông, thương xót với số phận những người nông dân nhỏ bé.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net