[toc:ul]
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
Những nét đẹp trong lối sống rất bình dị, Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện rõ nét trong trang phục, nơi ở, ăn uống cũng như tư trang.
=>Chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giống như Bác.
=>Lối sống của Bác là sự kế thừa, phát huy những nét cao đẹp của các nhà văn hóa dân tộc, họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
Lối sống của người là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, đó chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Đó không phải là lối sống khắc khổ của cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người. Lối sống của Bác là lối sống theo một quan niệm thẩm mĩ: vẻ đẹp giản dị và tự nhiên. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
Có thể cho người nghèo những thứ ấy
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn (1).
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.