I. Đoạn thơ
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
II. Nội dung và ý nghĩa của đoạn thơ
Nội dung:
- Bài thơ là bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống, gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, náo nức, vui tươi và những nghi thức trang nghiêm mang tính truyền thống của người Việt. Hai câu thơ đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Cảnh ngày xuân hiện ra với thảm cỏ non trải tít tắp tới tận chân trời, gợi ra sức sống mãnh liệt dâng trào của mùa xuân. Bức tranh mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa của tình yêu hiện ra thanh mảnh, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, thanh khiết, có hồn.
- Những câu thơ cuối đoạn trích nói về cảnh chị em Kiều du xuân trở về, hội đã hết, ngày đã tàn, cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu, nên thơ, vắng lặng, không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, đượm buồn như dự cảm về một điều sắp xảy ra, cảnh hoàng hôn dự báo, linh cảm cho một đoạn trường mà đời Kiều sắp bước qua.
Ý nghĩa: " Cảnh ngày xuân" là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu tính chất tạo hình của Nguyễn Du.