Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên gặp nạn

Hướng dẫn soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn - Trang 118 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm (Lục Vân Tiên gặp nạn được thần dân cứu giúp).
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: 8 câu đầu -> tội ác của Trịnh Hâm
    • Phần 2: còn lại ->Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của Ngư ông..
  • Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.

Câu 1: Tìm chủ đề của đoạn trích

Trả lời:

Chủ đề của doạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn: Tác giả phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

Câu 2: Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động ...

Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?

Trả lời:

Phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình Lục Vân Tiên:

Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn. Lục Vân Tiên bị mù, tiền bạc hết, trong cơn hoạn nạn rất cần được giúp đỡ, Trịnh Hâm đã không giúp đỡ bạn mà trái lại còn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp như thế. Hắn giả nhân giả nghĩa, đẩy Vân Tiên ngã xuống sông, nhưng lại giả bộ xót thương bạn.

Hắn phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.

Đó là hành động bất nhân bất nghĩa, vì lòng ghen ghét, đố kị với bạn mà hắn đang tâm hãm hại chính người bạn thân. 

Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này: Với 8 dòng thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữa được vẻ mộc mạc, bình dị vốn có của tác phẩm và qua đó đã bộc lộ được bản chất, tính cách của con người Trịnh Hâm.

Câu 3: Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?

(Gợi ý phân tích: Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên. Lời nói của ông Ngư đối với chàng. Cuộc sống lao động của ông Ngư.)

Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

Trả lời:

Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư. Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó thì cứu chữa hết sức tận tình chu đáo:

Hối con vầy lửa một giờ,

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người.

Ngư rằng: “Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút với già cho vui”

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?

=>Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp.

Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động của ông trong sạch, không màng danh lợi, khinh ghét thói đời đen bạc tráo trở.

Qua đoạn thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường qua việc làm nhân đức và nhân đạo cao cả của Ngư ông.

Câu 4: Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày ...

Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.

Trả lời:

Những câu thơ mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ là:

Rày doi mai vịnh vui vầy,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.

Đây là đoạn thơ cho em thấy nhiều cảm xúc với ngôn ngữ bình dị và dân dã của người dân Nam Bộ. Đọc đoạn cuối, ta thấy được nhieeufu hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng với những : đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng… Con người hòa nhập thiên nhiên, tràn đầy niềm vui sống.

[Luyện tập] Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào ...

Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muôn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?

Trả lời:

  • Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này. Đó là: ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng…
  • Ở họ có những điểm chung là: Đều là những người có nhân, có nghĩa, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn.
  • Thông qua các nhân vật ấy, tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào cái thiện, về tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com