Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 8 kết nối (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8 KẾT NỐI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi thở ra, hoạt động của cơ, xương thay đổi như thế nào?

A. Cơ hoành dãn, xương ức và xương sườn hạ xuống.

B. Cơ hoành co, xương ức và xương sườn nâng lên.

C. Cơ hoành dãn, xương ức nâng lên, xương sườn hạ xuống.

D. Cơ hoành co, xương ức hạ xuống, xương sườn nâng lên.

Câu 2. Bộ phận nào quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu?

A. Bóng đái. B. Ống dẫn nước tiểu. C. Ống đái. D. Thận.

Câu 3. Máu được lưu thông trong hệ mạch theo chiều

A. động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. tĩnh mạch → mao mạch → động mạch.

C. tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. D. động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

Câu 4. Cho các nội dung sau:

(1) Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau.

(2) Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, các ngón tay đan vào nhau. 

(3) Dùng sức nặng cơ thể ấn mạnh vào ngực nạn nhân để đẩy không khí ra ngoài.

(4) Thực hiện ấn mạng khoảng 12 đến 20 lần/phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.

Thứ tự thực hiện phương pháp ấn lồng ngực là 

A. (2) → (1) → (4) → (3). B. (1) → (2) → (3) → (4).

C. (4) → (3) → (2) → (1). D. (3) → (1) → (4) → (2).

Câu 5. Huyết tương không bao gồm thành phần nào sau đây?

A. Nước. B. Muối khoáng. C. Bạch cầu. D. Kháng thể.

Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng về cấu tạo của hệ hô hấp?

A. Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc.

B. Khí quản có nắp, có thể cử động đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

C. Phế quản giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi.

D. Thanh quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

Câu 7. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại:

(1) Xây dựng môi trường sạch: trồng nhiều cây xanh, giữ vệ sinh môi trường.

(2) Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

(3) Không hút thuốc lá.

(4) Hạn chế sử dụng thiết bị có thải khí độc.

(5) Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi, khi đi đường…

(6) Tuân thủ các chính sách an toàn trên môi trường mạng.

Số đáp án đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 8. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

B. vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị vô sinh, mắc các hội chứng di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Nêu chức năng các thành phần của máu và chức năng của hệ tuần hoàn.

b) Giải thích vì sao nhóm máu O được gọi là nhóm máu “chuyên cho”, nhóm máu AB là nhóm máu “chuyên nhận”?

Câu 2 (3 điểm). 

a) Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh bệnh viêm phế quản, lao phổi.

b) Đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi? Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

D

B

C

A

C

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Máu là phần dịch lỏng trong cơ thể gồm huyết tương, hồng cầu và bạch cầu.

- Huyết tương chiếm khoảng 55% thể tích máu, gồm chủ yếu là nước và các chất tan, 

- Huyết tương có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

- Hồng cầu vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể. Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất khí đến các tế bào và mô của cơ thể nhờ sự lưu thông của máu qua vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

b) Nhóm máu O là nhóm máu “chuyên cho” do có thể cho được tất cả các nhóm máu khác. Vì nhóm máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu nên không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính.

- Nhóm máu AB là nhóm máu “chuyên nhận” do có thể nhận được tất cả các nhóm máu. Vì nhóm máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng kết dính hồng cầu lạ nên người có nhóm máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho họ.

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

a) * Viêm phế quản

- Nguyên nhân: không khí bị ô nhiễm, các vi sinh vật gây hại hoặc các chất có hại.

- Hậu quả: ho nhiều, ho có đờm, sốt kéo dài, khò khè, khó thở, mệt mỏi, tức ngực…

- Cách phòng tránh: đeo khẩu trang khi đi ra đường, không hút thuốc lá, tiêm vaccine cúm, ho gà, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng…

* Lao phổi

- Nguyên nhân: do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi, phá hủy các mô và mạch máu trong phổi, gây chảy máu và tiết chất nhầy.

- Hậu quả: người bệnh đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi…

- Cách phòng tránh: tiêm phòng bệnh lao phổi, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc…

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

b) Không khí được làm ẩm nhờ lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí.

- Không khí được làm ấm nhờ lớp mao mạch dày đặc, căng máu làm ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.

- Tham gia bảo vệ phổi:

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

+ Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn lọt vào đường hô hấp khi nuốt.

+ Các tế bào limpho ở cá hạch amidan, V.A tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể

1

1 ý

1

 

1

  

1 ý

3

1

4,5

Hệ hô hấp ở người

1

 

2

1 ý

 

1 ý

1

 

4

1

5

Hệ bài tiết ở người

1

 

1

     

1

 

0,5

Tổng số câu TN/TL

3

 

3

 

1

 

1

 

8

2

10

Điểm số

1,5

2,5

1,5

1,5

0,5

1,5

0,5

0,5

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

4

8

 

Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Nhận biết

- Xác định các đặc điểm về máu và hệ tuần hoàn.

- Nêu chức năng các thành phần của máu và chức năng của hệ tuần hoàn.

1

1

C1a

C3

Thông hiểu

Chỉ ra thành phần không thuộc huyết tương.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Liên hệ về hiến máu.

- Giải thích vì sao nhóm máu O được gọi là nhóm máu “chuyên cho”, nhóm máu AB là nhóm máu “chuyên nhận”

1

1

C1b

C8

Hệ hô hấp ở người

Nhận biết

- Xác định cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp.

- Mô tả sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

 

1

 

C1

Thông hiểu

- Chỉ ra thứ tự thực hiện phương pháp ấn lồng ngực.

- Chỉ ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại.

- Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh bệnh viêm phế quản, lao phổi

1

2

C2a

C4, C6

Vận dụng

- Liên hệ về hệ hô hấp ở người.

- Đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi? Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

1

1

C2b

C7

Hệ bài tiết ở người

Nhận biết

Xác định đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết

 

1

 

C2

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com