A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Câu 2. Sông và suối thuộc khu sinh học nào dưới đây?
A. Khu sinh học biển. B. khu sinh học trên cạn.
C. khu sinh học nước ngọt. D. khu sinh học nước mặn.
Câu 3. Cân bằng tự nhiên là
A. trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
B. trạng thái cân bằng tự nhiên ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
C. trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, hướng tới sự ổn định số lượng cá thể của quần thể.
D. trạng thái ổn định tự nhiên, gồm trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và cân bằng tự nhiên giữa sinh vật và môi trường.
Câu 4. Sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên được gọi là
A. biến đổi môi trường. B. ô nhiễm môi trường.
C. nhiễm bẩn môi trường. D. biến động môi trường.
Câu 5. Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Đặc điểm của loài.
B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian quần thể.
C. Điều kiện môi trường.
D. Thời gian trong năm.
Câu 6. Nếu nuôi các loài cá có nhu cầu O2 cao ở đâu cho phù hợp?
A. Sông, suối. B. Ao, hồ.
C. Đầm lầy. D. Đồng ruộng.
Câu 7. Có bao nhiêu hoạt động sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
1) Tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản.
2) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
3) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
4) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhu.
B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
C. thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu khác nhau của con người.
D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). a) Thế nào là một hệ sinh thái? Hãy liệt kê các thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái.
b) Vào những năm 1973, hệ sinh thái san hô Great Barrier ở Australia bị sao biển gai hủy diệt 11% và cho đến nay chưa hồi phục hoàn toàn. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã và hệ sinh thái như thế nào? Giải thích.
Câu 2 (2 điểm). Quan sát hình sau đây, hãy nêu tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của một số nhân tố sinh thái đến đời sống của một loài động vật? Tại sao cần tìm hiểu về tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố sinh thái?
Câu 3 (1 điểm). Ở Việt Nam, loài hổ đông dương được xếp vào mức cực kì nguy cấp, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Em hãy tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp bảo vệ các quần thể này.
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | C | B | B | B | A | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | a) Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. Ví dụ: cánh đồng lúa, rừng thông,... - Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái: + Sinh vật sản xuất: là các sinh vật có khả năng sử dụng quang năng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Ví dụ: cỏ, tảo,... + Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ thức ăn. Ví dụ: thỏ, sư tử, diều hâu,... + Sinh vật phân giải: là những sinh vật có chức năng phân giải xác và chất thải của sinh vật thành chất vô cơ. Ví dụ: nấm, vi khuẩn,... | 0,5
0,5
0,5
0,5 |
b) Giữa các loài sinh vật có tác động qua lại lẫn nhau và tác động lên môi trường mà chúng sống trong đó. Sao biển gai hủy diệt san hô làm ảnh hưởng rất lớn đến san hô các loài sinh vật sống dựa vào các rạn san hô (môi trường sống của các loài sinh vật bị tác động). | 1 | |
Câu 2 (2 điểm) | - Tác dụng trực tiếp: Ánh sáng, nhiệt độ → Sinh vật. - Tác dụng gián tiếp: + Ánh sáng → Nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm → Sinh vật. + Nhiệt độ → Độ ẩm giảm → Sinh vật. - Tác động của các nhân tố sinh thái là rất phức tạp (có cả tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp qua lại lẫn nhau). Vì vậy, cần tìm hiểu về tác động của các nhân tố sinh thái trong các mối quan hệ này, con người mới có thể tìm ra những biện pháp phù hợp trong việc chăm sóc sức khỏe, sản xuất nông nghiệp,... | 0,5
0,25 0,25
1
|
Câu 3 (1 điểm) | - Nguyên nhân: Môi trường sống bị thu hẹp, nạn săn bắt tăng cao. - Biện pháp bảo vệ: Bảo vệ rừng; xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; nghiêm cấm và xử phạt nặng các trường hợp săn bắt, mua bán các sản phẩm động vật hoang dã; tuyên truyền bảo vệ môi trường và động vật hoang dã. (Học sinh cần nêu ít nhất 3 biện pháp bảo vệ) | 0,25
0,75 |
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1 | 1 | 2,0 | ||||||||
2. Quần thể sinh vật | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||||
3. Quần xã sinh vật | 1 | 1 | 2 | 1,0 | |||||||
4. Hệ sinh thái | 1 ý | 1 ý | 1 | 3,0 | |||||||
5. Sinh quyển | 1 | 1 | 2 | 1,0 | |||||||
6. Cân bằng tự nhiên | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
7. Bảo vệ môi trường | 1 | 1 | 2 | 1,0 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 2 | 1 | 2 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG | 4 | 8 | ||||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Thông hiểu | Giải thích được tác động của các nhân tố sinh thái trong đời sống của sinh vật. | 1 | C2 | ||
2. Quần thể sinh vật | Thông hiểu | Xác định được các yếu tố tác động đến tỉ lệ giới tính của quần thể. | 1 | C5 | ||
Vận dụng | Liên hệ thực tiễn về hổ đông dương ở Việt Nam. | 1 | C3 | |||
3. Quần xã sinh vật | Nhận biết | Nhận biết được các đặc trưng cơ bản của quần xã. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tiễn. | 1 | C8 | |||
4. Hệ sinh thái | Nhận biết | Nêu được khái niệm và các thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái. | 1 | C1a | ||
Vận dụng | Liên hệ thực tiễn về hệ sinh thái san hô. | 1 | C1b | |||
5. Sinh quyển | Nhận biết | Nêu được các khu sinh học. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Phân tích được vai trò của các khu sinh học nước ngọt. | 1 | C6 | |||
6. Cân bằng tự nhiên | Nhận biết | Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. | 1 | C3 | ||
7. Bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. | 1 | C4 | ||
Vận dụng | Đề xuất được các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. | 1 | C7 |