Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 8 kết nối (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8 KẾT NỐI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhân tố hữu sinh là

A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. con người. D. độ ẩm.

Câu 2. Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Câu 3. Sinh vật nào dưới đây là sinh vật sản xuất?

A. cỏ. B. sâu. C. nấm. D. vi khuẩn E.coli.

Câu 4. Cuộc Cách mạng công nghiệp hiện nay còn được gọi là

A. Cách mạng 1.0. B. Cách mạng 2.0.

C. Cách mạng 3.0. D. Cách mạng 4.0.

Câu 5. Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này?

A. Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ.

C. Gió. D. Ánh sáng.

Câu 6. Quần xã nào dưới đây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới. B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc. D. Đồng rêu đới lạnh.

Câu 7. Hầu hết các khu rừng ở Việt Nam thuộc khu sinh học nào sau đây?

A. Rừng lá kim. B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng ôn đới. D. Savan.

Câu 8. Xét quần thể của các loài:

(1) Trâu rừng. (2) Voi rừng. (3) Gà rừng. (4) Kiến.

Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là

A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → (3) → (4) → (1).

C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (3) → (2) → (1) → (4).

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). a) Vẽ sơ đồ minh họa kiểu phân bố theo nhóm và ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các kiểu phân bố trên.

b) Ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trung bình có lượng mưa dồi dào, khí hậu mát mẻ, độ cao phân hóa đa dạng, có hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt nơi đây còn được gọi là “Vương quốc của các loài lan rừng” do có rất nhiều loài lan rừng. Em hãy liệt kê một số nhân tố sinh thái và phân loại chúng phù hợp.

Câu 2 (1,5 điểm). Cho các hình sau:

Hình 1

Hình 2

a) Quan sát Hình 1, cho biết những yếu tố nào có thể làm tăng và giảm kích thước quần thể?

b) So sánh kích thước sau khi được điều chỉnh với ban đầu.

c) Các kí hiệu (①, ②) trong Hình 1 thể hiện cho trường hợp nào (A hay B) trong biểu đồ ở Hình 2?

Câu 3 (1,5 điểm). Cần làm gì để tăng năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

A

D

C

A

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Phân bố theo nhóm:

→ Nguyên nhân: Điều kiện sống phân bố không đều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm.

* Phân bố ngẫu nhiên:

→ Nguyên nhân: Điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

b) Nhân tố vô sinh: lượng mưa dồi dào, khí hậu mát mẻ, độ cao phân hóa đa dạng.

- Nhân tố hữu sinh: hệ động thực vật phong phú, lan rừng.

0,5

 

0,5

Câu 2

(1,5 điểm)

a) Mức tử vong, sức sinh sản, xuất cư, nhập cư.

b) Bằng nhau.

c) ① thể hiện cho trường hợp B; 

② thể hiện cho trường hợp A.

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu 3

(1,5 điểm)

Một số biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học; tăng cường sử dụng đạm sinh học bằng cách sử dụng phân bón vi sinh và luân canh các cây họ Đậu; tăng cường bảo vệ các loài thiên địch và tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ;...

(Học sinh cần nêu ít nhất 3 biện pháp)

1,5

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

1

 

1

     

2

 

1,0

2. Quần thể sinh vật

 

1 ý

  

1

   

1

1 ý

2,5

3. Quần xã sinh vật

1

 

1

     

2

 

1,0

4. Hệ sinh thái

1

      

1 ý

1

1 ý

1,5

5. Sinh quyển

  

1

     

1

 

0,5

6. Cân bằng tự nhiên

   

1

     

1

1,5

7. Bảo vệ môi trường

1

    

1

  

1

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

3

1

1

 

1 ý

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

4

8

 

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Nhận biết

Nêu được các nhân tố sinh thái.

 

1

 

C1

Thông hiểu

Phân biết được tác động của các nhân tố sinh thái.

 

1

 

C5

2. Quần thể sinh vật

Nhận biết

Nêu được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

 

C1a

 

Vận dụng

Liên hệ kiến thức thực tiễn để xác định kích thước của quần thể các loài.

 

1

 

C8

3. Quần xã sinh vật

Nhận biết

Nhận biết được quần xã sinh vật.

 

1

 

C2

Thông hiểu

So sánh được độ đa dạng của các quần xã.

 

1

 

C6

4. Hệ sinh thái

Nhận biết

Nhận biết các thành phần của một hệ sinh thái.

 

1

 

C3

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tiễn.

1

 

C1b

 

5. Sinh quyển

Thông hiểu

Phân biệt được các khu sinh học.

 

1

 

C7

6. Cân bằng tự nhiên

Thông hiểu

Mô tả được sự cân bằng tự nhiên trong quần thể voi.

1

 

C2

 

7. Bảo vệ môi trường

Nhận biết

Nêu được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì xã hội.

 

1

 

C4

Vận dụng

Đề xuất được một số biện pháp tăng năng suất nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường.

1

 

C3

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 sinh học 8 kntt

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com