Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 8 kết nối (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8 KẾT NỐI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Xương ức nằm ở

A. xương đầu. B. xương thân. C. xương chi. D. khớp xương.

Câu 2. Chức năng của hệ nội tiết là

A. giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

B. thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

C. điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định.

D. giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống.

Câu 3. Chức năng nào dưới đây là chức năng chính của ruột già?

A. Tiêu hóa thức ăn. B. Tiết dịch vị.

C. Tiết dịch mật. D. Tái hấp thu nước và tạo phân.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về các cơ quan ở người?

A. Hệ vận động gồm cơ, xương và khớp.

B. Hệ bài tiết giúp cơ thể nhận biết được các vật và thu nhận âm thanh.

C. Tuyến tụy là cơ quan của hệ tiêu hóa.

D. Định hình cơ thể là một trong các chức năng của hệ vận động.

Câu 5. Những phát biểu nào dưới đây đúng về loãng xương?

(1) Loãng xương làm xương giòn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

(2) Từ độ tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương tăng dần lên theo độ tuổi gây loãng xương.

(3) Loãng xương do chất khoáng trong xương tăng lên làm xương giòn.

(4) Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi.

A. (1), (4). B. (1), (3). C. (3), (4). D. (2), (3).

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây đúng về enzyme amylase?

A. Do tuyến nước bọt tiết ra biến đổi một phần tinh bột chín thành đường maltose.
B. Do dạ dày tiết ra, có chức năng tiêu hóa một phần protein trong thức ăn.

C. Do ruột già tiết ra, có chức năng tiêu hóa chất xơ.

D. Do thực quản tiết ra, có chức năng tiêu hóa lipid.

Câu 7. Chức năng nào không phải là chức năng của xương?

A. Phân giải các tế bào hồng cầu. B. Dự trữ chất béo và calcium.

C. Tạo bộ khung và bảo vệ cơ thể. D. Di chuyển và vận động.

Câu 8. Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm?

(1) Bao bì thực phẩm đóng gói thường in giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm phù hợp để thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

(2) Không thể xác định được lượng chất dinh dưỡng chúng ta đã ăn từ loại thực phẩm đó bằng việc đọc thông tin trong bao bì đựng thực phẩm.

(3) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng như in trên bao bì.

(4) Hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thời gian sử dụng sản phẩm có thể giữ được chất lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

A. (1), (2). B. (2), (4). C. (1), (4).         D. (3), (4).

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Trình bày các giai đoạn có trong quá trình tiêu hóa.

Câu 2 (2 điểm). Thế nào là tật cong vẹo cột sống? Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh mắc tật cong vẹo cột sống.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

D

B

A

A

A

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

a) Tiêu hóa ở khoang miệng

- Tiêu hóa cơ học: nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và hoạt động đảo trộn của lưỡi.

- Tiêu hóa hóa học: nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín thành đường maltose.

b) Tiêu hóa ở dạ dày

- Tiêu hóa cơ học: nhờ hoạt động co bóp của dạ dày.

- Tiêu hóa hóa học: nhờ dịch vị (chứa hydrochloric acid, enzyme lipase, enzyme pepsin) giúp biến đổi một phần thức ăn.

c) Tiêu hóa ở ruột non

- Tiêu hóa hóa học là chủ yếu, nhờ dịch tụy (do tuyến tụy tiết ra), dịch mật (do gan tiết ra) và dịch ruột (do tuyến ruột tiết ra) giúp tiêu hóa biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Chất dinh dưỡng trong thức ăn được vận chuyển qua thành của các lông ruột, mạch máu và mạch bạch huyết.

d) Tiêu hóa ở ruột già và trực tràng

- Hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã. 

- Một số vi khuẩn của ruột già phân hủy những chất còn lại của protein, carbohydrate, lên men tạo thành phân và được thải ra khỏi cơ thể.

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

05 điểm

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hay phía sau.

- Nguyên nhân: tư thế hoạt động không đúng trong thời gian dài, mang vác vật nặng thường xuyên, do tai nạn hoặc cấu trúc xương…

- Hậu quả: ảnh hưởng thẩm mĩ, vận động bị hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khác (hô hấp, sinh sản…)

- Để phòng tránh tật cong vẹo cột sống cần: ngồi bàn ghế phù hợp, tư thế ngồi đúng, mang vác đồ phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi…

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Khái quát về cơ thể người

1

 

1

     

2

 

1

Hệ vận động ở người

1

1

1

 

1

1

  

3

1

3,5

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

1

 

1

1

  

1

 

3

1

5,5

Tổng số câu TN/TL

3

 

3

 

1

 

1

 

8

3

 

Điểm số

1,5

1

1,5

4

0,5

1

0,5

 

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Khái quát về cơ thể người

Nhận biết 

- Xác định được các cơ quan trong cơ thể người và chức năng tương ứng.

 

1

 

C2

Thông hiểu

- Chỉ ra nội dung không đúng về cơ thể người.

 

1

 

C4

Hệ vận động ở người

Nhận biết

- Xác định các loại xương trong hệ vận động.

- Nêu khái niệm tật cong vẹo cột sống.

1

1

C2

ý 1

C1

Thông hiểu

- Chỉ ra chức năng không phải của xương.

 

1

 

C7

Vận dụng

- Liên hệ các bệnh liên quan đến hệ vận động.

1

1

C2

ý 2

C5

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Nhận biết

- Xác định cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa.

 

1

 

C3

Thông hiểu

- Chỉ ra nội dung đúng về enzyme amylase.

- Trình bày các giai đoạn có trong quá trình tiêu hóa.

1

1

C1

C6

Vận dụng

- Liên hệ đến ý nghĩa bao bì đựng thực phẩm.

 

1

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 sinh học 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com