Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 8 kết nối (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8 KẾT NỐI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Giúp cơ thể sinh sản và duy trì nòi giống là chức năng chủ yếu của hệ cơ quan nào?

A. Hệ vận động. B. Hệ tuần hoàn.       C. Hệ tiêu hóa.         D. Hệ sinh dục.

Câu 2. Chất khoáng trong xương có vai trò

A. làm xương bền chắc. B. giúp xương có tính mềm dẻo.

C. giúp liên kết cơ với xương. D. chịu tại cao khi vận động.

Câu 3. Hydrochloric acid có trong bộ phận nào của hệ tiêu hóa?

A. Ruột non. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Ruột già.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng về các hệ cơ quan ở người?

A. Hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được.

B. Hệ bài tiết và hệ thần kinh là các hệ cơ quan có khả năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

C. Túi mật, gan và phổi là các cơ quan hoạt động mạnh nhất khi con người ngủ.

D. Mỗi cơ quan trong cơ thể sẽ làm việc với công suất lớn nhất vào một khoảng thời gian nhất định và có một khung giờ khác để nghỉ ngơi.

Câu 5. Tác hại của bệnh loãng xương là

A. tăng nguy cơ gãy xương. B. ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khác.

C. khiến cho thân hình bị dị dạng. D. ảnh hưởng đến thẩm mĩ.

Câu 6. Nội dung nào không đúng trong quá trình tiêu hóa ở người?

A. Dạ dày co bóp giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị.

B. Tiêu hóa học ở khoang miệng nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

C. Dịch tụy và dịch mật phối hợp giúp tiêu hóa biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Ruột già chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã.

Câu 7. Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa?

A. Vì ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.

B. Vì ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của dạ dày, gan và ruột để biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C. Vì ruột non chứa nhiều enzyme có tác dụng phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Vì ruột non xảy ra quá trình hấp thu chất các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Câu 8. Xương của trẻ nhỏ khi gãy mau liền hơn vì

A. chất hữu cơ trong xương nhiều hơn chất khoáng.

B. chất hữu cơ trong xương ít hơn chất khoáng.

C. xương chưa có thành phần khoáng.

D. xương chưa có thành phần hữu cơ.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Trình bày các cơ quan và vai trò chính trong cơ thể của hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.

b) Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương, và khi gãy xương diễn ra chậm, không chắc chắn?

Câu 2 (3 điểm). 

a) Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng…) thực phẩm đóng gói.

b) Cho thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm/100g (Theo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2007):

Tên thực phẩm

Tỉ lệ thải bỏ

(%)

Thành phần dinh dưỡng (g)

Năng lượng (Kcal)

Chất khoáng (mg)

Vitamin (mg)

Protein

Lipid

Carbohydrate

Calcium

Sắt

A

B1

B2

PP

C

Gạo tẻ

1,0

7,9

1,0

75,9

344

30

1,3

-

0,1

0,0

1,6

0,0

Thịt lợn

2,0

14,5

37,3

0,0

394

8

0,4

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Giả sử khối lượng cung cấp gạo tẻ là 400g và thịt lợn là 300g, hãy xác định giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ và thịt lợn.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

C

B

A

C

C

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Hệ vận động gồm: cơ, xương, khớp.

→ Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.

- Hệ tuần hoàn gồm tim và mạch máu.

→ Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone… đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

- Hệ hô hấp gồm hai lá phổi và đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản).

→ Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

- Hệ tiêu hóa: gồm ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và các tuyến tiêu hóa.

→ Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể.

- Hệ bài tiết gồm phổi, thận, da.

→ Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

b) Người già dễ bị gãy xương và khi bị gãy thì sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn vì tỉ lệ chất hữu cơ giảm khiến cho xương giảm tính mềm dẻo và đàn hồi, trở nên giòn, xốp và dễ gãy khi bị va chạm.

- Đồng thời, ở người già sự phân hủy cao, quá trình tạo xương chậm nên khi xương bị gãy, phục hồi rất chậm và không chắc chắn.

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

a) Trên bao bì thực phẩm đóng gói thường in giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm phù hợp để thực hiện chế độ  ăn uống khoa học và lành mạnh.

- Hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm sẽ giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữa được chất lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

+ Sau thời gian đó, thực phẩm không còn giữ được giá trị dinh dưỡng như in trên bao bì cũng như không đảm bảo an toàn khi sử dụng.

→ Người dùng chỉ nên dùng sản phẩm khi còn hạn sử dụng.

b) HS có thể kẻ bảng

* Gạo tẻ: 

- Khối lượng cung cấp X = 400 (g).

→ Lượng thải bỏ Y = 400 × 1% = 4 (g).

→ Lượng thực phẩm ăn được Z = 400 - 4 = 396 (g).

- Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ là

Protein = (7,9 × 396)/100 = 31,29 (g).

Tương tự: Lipid = 3,96 (g); Carbohydrate = 300,57 (g);

Năng lượng = 1362 (Kcal); Calcium = 118,8 (mg); 

Sắt = 5,148 (mg); Vitamin B1 = 0,396 (mg); Vitamin B2 = 0,0 (mg); Vitamin PP = 6,34 (mg); Vitamin C = 0,0 (mg).

* Thịt lợn: 

- Khối lượng cung cấp X = 300 (g).

→ Lượng thải bỏ Y = 300 × 2% = 6 (g).

→ Lượng thực phẩm ăn được Z = 300 - 6 = 294 (g).

- Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ là

Protein = (14,5 × 294)/100 = 42,63 (g).

Tương tự: Lipid = 109,66 (g); Carbohydrate = 0,0 (g);

Năng lượng = 1158 (Kcal); Calcium = 23,52 (mg); 

Sắt = 1,18 (mg); Vitamin A = 0,0 (mg); Vitamin B1 = 0,0 (mg); Vitamin B2 = 0,0 (mg); Vitamin PP = 0,0 (mg); Vitamin C = 0,0 (mg).

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Khái quát về cơ thể người

1

1 ý

1

     

2

 

3,5

Hệ vận động ở người

1

 

1

 

1

  

1 ý

3

2

2

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

1

 

1

1 ý

 

1 ý

1

 

3

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

3

 

3

 

1

 

1

 

8

3

 

Điểm số

1,5

2,5

1,5

1,5

0,5

1,5

0,5

0,5

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Khái quát về cơ thể người

Nhận biết 

- Xác định được các cơ quan trong cơ thể người và chức năng tương ứng.

- Trình bày các hệ cơ quan trong cơ thể.

1 ý

1

C1a

C1

Thông hiểu

- Chỉ ra nội dung không đúng về cơ thể người.

 

1

 

C4

Hệ vận động ở người

Nhận biết

- Xác định cấu tạo và chức năng của hệ vận động.

 

1

 

C2

Thông hiểu

- Chỉ ra tác hại của bệnh loãng xương.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Liên hệ bệnh về hệ vận động.

- Giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương, và khi gãy xương diễn ra chậm, không chắc chắn.

1 ý

1

C1b

C8

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Nhận biết

- Xác định cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa.

 

1

 

C3

Thông hiểu

- Chỉ ra nội dung không đúng trong quá trình tiêu hóa.

- Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng…) thực phẩm đóng gói

1 ý

1

C2a

C6

Vận dụng

- Giải thích vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa.

- Xác định giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ và thịt lợn dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2007.

1 ý

1

C2b

C7

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 sinh học 8

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com