Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 kết nối (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 KẾT NỐI

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

A. hoa       

B. thân       

C. rễ        

D. lá

Câu 2: (NB) Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách

A. trả lời kích thích cục bộ.

B. co toàn bộ cơ thể.

C. co rút chất nguyên sinh.

D. chuyển động cả cơ thể.

Câu 3: (NB) Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.

B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.

C. Phản xạ của động vật càng nhanh.

D. Không xác định được ảnh hưởng.

 Câu 4: (NB) Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng.       

B. hạch thân, hạch lưng.

C. hạch bụng, hạch lưng.      

D. hạch ngực, hạch bụng.

Câu 5: (TH) Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.

B. Không di truyền được, mang tính cá thể.

C. Có số lượng hạn chế.

D. Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 6 (TH): Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

A. 1         

B. 2         

C. 3        

D. 4

Câu 7 (TH):  Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
  2. Chúng có tuổi thọ ngắn
  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

A. 2, 4

B.1, 2, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 2, 3, 4

Câu 8 (TH):Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

  1. thức ăn
  2. hoạt động sinh sản
  3. hướng nước chảy
  4. thời tiết không thuận lợi

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 9 (NB): Mô phân sinh ở thực vật là

A. nhóm các tế bào chưa phân hoá, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.

B. nhóm các tế bào phân hoá, chuyên hoá về chức năng.

C. nhóm các tế bào chưa phân hoá, mất dần khả năng nguyên phân.

D.  nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.

Câu 10 (NB):  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 11 (NB): Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A. làm tăng kích thước chiều dài của cây.

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 12 (TH): Đâu không phải vai trò của ethylene?

A. Kích thích sự già của lá, hoa, quả

B. Kích thích quá trình chín quả quả.

C. Kích thích sự nảy mầm của hạt.

D. Kích thích sự rơi rụng của lá, hoa, quả.

Câu 13 (NB): Phát triển không qua biến thái có đặc điểm

A. không phải qua lột xác.

B. ấu trùng giống con trưởng thành.

C. con non khác con trưởng thành.

D. phải qua một lần lột xác.

Câu 14 (NB): Ở trẻ em, nếu cơ thể dư thừa loại hormone nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?

A. Hormone sinh trưởng (GH).

B. Hormone insualin.

C. Hormone glucagon.

D. Hormone tiroxin.

Câu 15 (TH): Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?

A. Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái.

B. Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình phân hóa của hợp tử.

C. Đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thay đổi tùy theo điều kiện sống của chúng.

D. Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

Câu 16 (TH): Để tăng tuổi thọ, con người nên thực hiện bao nhiêu biện pháp trong số các biện pháp sau đây.

(1) Có chế độ dinh dưỡng hợp lí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(2) Luyện tập thể dục phù hợp.

(3) Tập các bài tập thư giãn, tránh căng thẳng.

(4) Vệ sinh cơ thể, răng miệng thường xuyên.

(5) Khám sức khỏe định kì.

(6) Bảo vệ môi trưởng sống trong sạch.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 17 (NB): Sinh sản là

A. Quá trình tạo thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

B. Quá trình tạo thành cơ quan mới, đảm bảo sự phát triển của sinh vật.

C. Quá trình tạo thành tế bào mới, đảm bảo cho sự sinh trưởng của sinh vật.

D. Quá trình tạo thành cơ thể mới có đặc điểm di truyền giống hệt cơ thể cũ.

Câu 18 (NB): Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. Hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.

C. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ bào tử.

D. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ một bộ phận của cơ thể như: củ, thân, rễ,…

Câu 19 (NB): Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.

B. chỉ từ rễ của cây.

C. chỉ từ một phần thân của cây.

D. chỉ từ lá của cây.

Câu 20 (NB): Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ  giảm phân hình thành

A. hai tế bào con (n)

B. ba tế bào con (n)

C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau.

D. năm tế bào con (n)

Câu 21 (TH): Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.

B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.

C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.

D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 22 (TH): Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhân nhanh số lượng cây giống lớn

B. Phục chế được các giống cây quý

C. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ

D. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ.

Câu 23 (NB): Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là

A. cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.

B. đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các  thế hệ cơ thể.

C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.

D. có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu 24 (NB): Ecdysteroid gây

A. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 25 (TH):Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì

A. không nhất thiết phải cần môi trường nước.

B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.

C. hạn chế tiêu tốn năng lượng.

D. cho hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 26 (TH):  Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì

A. không nhất thiết phải cần môi trường nước.

B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.

C. hạn chế tiêu tốn năng lượng.

D. cho hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 27 (TH): Vì sao nói cơ thể là một hệ thống mở?

A. Vì cơ thể cho phép tất cả các vật chất đi vào cơ thể.

B. Vì cơ thể luôn tác động tới môi trường.

C. Vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi tác động.

D. Vì môi trường luôn tác động lên cơ thể.

Câu 28 (NB): Đâu không phải ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể?

A. Ngành y học- dược học.

B. Ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y.

C. Ngành lâm nghiệp.

D. Ngành thiết bị điện tử

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Tại sao mang thai ở tuổi vị thành niên đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập? Làm cách nào để tránh mang thai ở tuổi vị thành niên?

Câu 2: (VDC) Những biện pháp nào có thể điều khiển số con, điều khiển giới tính ở sinh vật? Thay đổi số con và thay đổi giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1 . C

2. B

3. A

4. D

  1. C
  1. B
  1. A
8. C9. A10. C11. D12. C13. A14. A
15. B16. D17. A18.  B19. A20. C21. D
22. D23. D24. C25. D26. D27.C28. D

 

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

Tuổi vị thành niên đang là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Ở tuổi này, dưới tác dụng sinh lí của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lí, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục và sinh sản. Vì chưa hoàn thiện đầy đủ về tâm sinh lí nên việc mang thai ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe, tâm lí, sinh lí và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên.

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

- Rèn luyện về kĩ năng sống

- Chăm sóc sứu khỏe thể chất và tâm lí

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 

 

 

Câu 2

*Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật:

+ Thụ tinh nhân tạo.

+ Thay đổi yếu tố môi trường.

+ Nuôi cấy phôi.

*Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

+ Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại NST giới tính. Tùy theo mục đích và nhu cầu cần con đực hay con cái để chọn ra loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

+ Nuôi cá rô phu bột bằng 17 - methyltestosterone phối hợp vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

+ Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế do tằm đực cho nhiều tơ hơn so với tằm cái.

→ Trong chăn nuôi, khi áp dụng được các biện pháp điều khiển số lượng con và giới tính sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, chủ động hơn để tăng năng suất chăn nuôi.

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  1. Cảm ứng ở sinh vật.

4

 

4

     

8

 

2

2. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

5

 

3

  

1

  

8

1

4

3. Sinh sản ở sinh vật

7

 

5

    

1

12

1

4

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

0

8

  
1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

    

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

    
2. Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

 -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.

 

1

 

C1

Thông hiểu

- Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

 

    

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

    
3. Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.

- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.

- Mô tả được cấu tạo của synapse.

- Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.

- Nêu được các dạng thụ thể cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.

- Nêu được vai trò của các cảm giác xúc vị giác, xúc giác, khứu giác.

- Nêu được các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.

- Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác.

 

3

 

C2, 3, 4

Thông hiểu

- Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.

- Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai ,mắt).

- Phân biệt được phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.

- Phân loại được phản xạ không điều kiện.

- Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được ví dụ minh họa.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Giải thích được cơ chế giảm đâu khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.

- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh; không lạm dụng chất khích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.

- Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề về thị giác trong thực tiễn.

    

Vận dụng cao

     
4. Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nêu được tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.

-Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

    

Thông hiểu

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy ví dụ minh họa.

- Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.

 

3

 

C6, 7, 8

Vận dụng

- Giải thích được cơ chế học tập ở người

- Giải thích được sự liên hệ giữa hệ thần kinh phát triển và khả năng học tập.

- Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc, dạy trẻ em học tập, ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng, ứng dụng pheromone trong thực tiễn.

    

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

8

  
5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 -Nêu được khái niệm vòng đời  và tuổi thọ của vi sinh vật.

    

Thông hiểu

- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

    

Vận dụng

- Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

    
6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật. 

- Nêu được khái niệm mô phân sinh.

- Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thú cấp ở thực vật.

- Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật.

 

3

 

C9, 10, 11

Thông hiểu

- Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. 

- Phân biệt được các loại mô phân sinh.

 -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

 -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 

1

 

C12

Vận dụng 

- Trình bày được sự tương quan hormone thực vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

    

Vận dụng cao

- Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển thực vật để ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

    
7. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

- Nêu được đặc điểm sinh trường và phát triển ở động vật.

- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

- Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.

 

2

 

C13, 14

Thông hiểu

- Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái

- Phân tích được ý nghĩa của phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.

- Phân tích được khả năng điều khiểu sinh trường và phát triển ở động vật.

 

2

 

C15,16

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

 -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

- Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển động vật vào thực tiễn

- Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì và ứng  dụng hiểu biết về tuổi dậy thì trong bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.

1

 

Câu 1

 

CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

1

12

  
  1. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Nhận biết

- Phát biểu đượ khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật.

 

2

 

C17,18

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật và phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.

    
  1. Sinh sản ở thực vật

Nhận biết 

- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn.

 

2

 

C19,20

Thông hiểu

- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.

- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản cô tính ở thực vật.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

 

2

 

C21, 22

  1. Sinh sản ở động vật

Nhận biết

-Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

 - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm.

 -Trình bày được biện pháp tránh thai.

 

2

 

C23, 24

Thông hiểu

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

- Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật

 

2

 

C25, 26

Vận dụng

- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

    

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

1

 

Câu 2

 
  1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

Nhận biết

- Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

 

1

 

C28

Thông hiểu

- Trình bày được mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, từ đó chứng minh cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh.

 

 

1

 

C27

Tìm kiếm google: Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Sinh học 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com