Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 8 kết nối (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8 KẾT NỐI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải còn được gọi là

A. AIDS. B. lậu. C. giang mai. D. ung thư.

Câu 2. Thân nhiệt ở người bình thường khoảng

A. 27℃. B. 30℃. C. 37℃. D. 40℃.

Câu 3. Tuyến nội tiết nào sau đây tiết ra adrenaline và noradrenaline?

A. Tuyến sinh dục. B. Tuyến trên thận.

C. Tuyến tụy. D. Tuyến giáp.

Câu 4. Bộ phận nào của tai chứa các cơ quan thụ cảm âm thanh?

A. Ống tai. B. Màng nhĩ. C. Xương tai. D. Ốc tai.

Câu 5. Giác quan nào có chức năng quan sát, thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lí thông tin?

A. Thị giác. B. Thính giác. C. Xúc giác. D. Vị giác.

Câu 6. Trong máu chủ yếu có loại đường nào?

A. Saccharose. B. Glucose. C. Lactose. D. Fructose.

Câu 7. Tai thường mắc một số bệnh có thể gây nên giảm khả năng nghe của tai phổ biến như bệnh viêm tai giữa, ù tai,… do các nguyên nhân chính như

A. nước lọt vào tai, ráy tai bẩn.

B. không khí lọt vào tai, ráy tai quá nhiều.

C. nước bẩn lọt vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng.

D. Nghe tiếng động quá mạnh gây nhiễm trùng.

Câu 8. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì?

A. Trứng đã được thụ tinh.

B. Trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ tại tử cung.

C. Trứng đã được thu tinh và làm tổ tại tử cung.

D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Cân bằng trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

b) Cho bảng kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh lí, sinh hóa của một bệnh nhân nữ như sau:

Tên xét nghiệm

Kết quả

Chỉ số bình thường

Đơn vị

Định lượng glucose (máu)

8,9

3,9 - 6,4

mmol/L

Định lượng uric acid (máu)

213

Nam: 210 - 420

Nữ: 150 - 350

μmol/L

Nồng độ Zn (máu)

12,7

9,2 - 18,4

μmol/L

 

 

 

 

 

 

 

 

Hãy nhận xét về các chỉ số trong bảng kết quả trên và đưa ra lời khuyên phù hợp cho người đó.

Câu 2 (2 điểm). Nêu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh hắc lào và mụn trứng cá.

Câu 3 (2 điểm). Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết, hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, nêu tác dụng của các biện pháp đó.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

D

A

B

C

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

- Vai trò của môi trường trong rất quan trọng, nếu môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.

 

0,5

 

 

0,5

b) Nhận xét: Từ kết quả xét nghiệm có thể dự đoán bệnh nhân bị tiểu đường cho chỉ số glucose vượt quá mức bình thường. Nồng độ zinc và chỉ số uric acid trong máu bình thường.

* Bệnh nhân nên giảm thức ăn chứa đường trong khẩu phần ăn (giảm tinh bột, bánh kẹo,...), tăng cường ăn rau xanh, các loại quả ít ngọt, tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự lưu thông máu nhằm ổn định môi trường trong cơ thể.

0,5

 

 

 

 

0,5

Câu 2

(2 điểm)

* Bệnh hắc lào

- Nguyên nhân: do nấm gây ra.

- Biểu hiện: vùng da tổn thương có dạng tròn, đóng vảy; ngứa ở vùng mông, bẹn, nách.

- Các phòng tránh:

+ Không mặc chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác.

+ Không mặc quần áo ẩm ướt.

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.

+ Giữ vệ sinh cá nhân, tắm gội thường xuyên.

 

0,25

0,25

 

0,5

 

* Mụn trứng cá

- Nguyên nhân: do nang lông bị bít tắc bởi tế bào chết hoặc chất nhờn tiết ra quá nhiều, vi khuẩn gây viêm nhiễm, tổn thương trên da,...

- Biểu hiện: xuất hiện nhiều ở độ tuổi dậy thì, gồm các dạng mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,...

- Cách phòng tránh:

+ Vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày.

+ Rửa sạch tay trước khi rửa mặt.

+ Gội đầu, thay ga gối thường xuyên.

+ Không trực tiếp dùng tay nặn mụn.

 

0,25

 

 

0,25

 

0,5

Câu 3

(2 điểm)

Một số biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình đối với những bệnh liên quan đến hệ nội tiết:

- Bổ sung thức ăn có chứa iodine trong khẩu phần ăn.

→ Cung cấp đủ nguyên liệu để tổng hợp hormone tuyến giáp, phòng tránh bệnh bướu cổ.

- Hạn chế tiêu thụ thức ăn có hàm lượng đường quá cao.

→ Tránh cho tuyến tụy hoạt động quá mức gây suy tụy.

- Tiêm vaccine phòng một số bệnh như viêm não Nhật Bản,...

→ Bảo vệ tuyến yên không bị tổn thương bởi vi khuẩn, virus.

- Đảm bảo ngủ đủ giấc. 

→ Giúp các cơ quan trong cơ thể (trong đó có các tuyến nội tiết) có thời gian nghỉ ngơi.

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

1

1 ý

     

1 ý

1

1

2,5

2. Hệ thần kinh và giác quan ở người

2

 

1

     

3

 

1,5

3. Hệ nội tiết ở người

1

    

1

  

1

1

2,5

4. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

1

  

1

    

1

1

2,5

5. Sinh sản ở người

1

 

1

     

2

 

1

Tổng số câu TN/TL

6

 

2

     

8

3

11

Điểm số

3,0

1,0

1,0

2,0

0

2,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 KẾT NỐI GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

3

8

 

1. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Nhận biết

Nhận biết đặc điểm về môi trường trong của cơ thể người.

1 ý

1

C1a

C6

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học về cân bằng môi trường trong cơ thể để trả lời câu hỏi liên quan trong thực tiễn.

1 ý

 

C1b

 

2. Hệ thần kinh và giác quan ở người

Nhận biết

Nhận biết về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và giác quan ở người.

 

2

 

C4

C5

Thông hiểu

Hiểu được nguyên nhân gây ra một số bệnh về tai.

 

1

 

C7

3. Hệ nội tiết ở người

Nhận biết

Nhận biết các tuyến nội tiết trong cơ thể người.

 

1

 

C3

Vận dụng

Liên hệ bản thân và gia đình trong việc phòng chống bệnh liên quan đến hệ nội tiết.

1

 

C3

 

4. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Nhận biết

Nhận biết về điều hòa thân nhiệt ở người.

 

1

 

C2

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

1

 

C2

 

5. Sinh sản ở người

Nhận biết

Nhận biết hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.

 

1

 

C1

Thông hiểu

Hiểu được hiện tượng kinh nguyệt.

 

1

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 sinh học 8 kntt

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com