Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Chân trời ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8 chân trời ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CTST

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên đã khẳng định vai trò mạnh mẽ đó của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu đã khẳng định vai trò mạnh mẽ đó của người thầv. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.

Nhưng trong cuộc sống, muốn thành đạt, con người phải học tập mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có điều đáng học. Đặc biệt là phải học hỏi ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câư tục ngữ: Học thầy không tày học bạn. Ở đây phải chăng người ta có ý không coi trọng bằng bạn, đánh giá thấp vai trò của người thầy? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy. Nhưng thói thường người ta chỉ nhận những “đấng bề trên” là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Câu tục ngữ này đề cao học bạn hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn, không cách bức, lễ nghi như học thầy. Câu tục ngữ đã khuyên người ta khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường chúng bạn.”

(Trích học thầy, học bạn, Nguyễn Thanh Tú – SGK Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr220)

Câu 1 (1 điểm): Trong đoạn ngữ liệu trên người viết đã nêu lên những ý kiến nào về việc học?

Câu 2 (1 điểm): Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của người viết ở đoạn 1

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra từ ngữ được dùng để liên kết đoạn văn 2 với đoạn 1. Nếu thiếu đi từ ngữ đó thì có ảnh hưởng như thế nào đến diễn đạt?

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng tình với quan điểm “nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy” không? Vì sao? 

BPHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (6.0 điểm): Từ đoạn ngữ liệu trên hãy viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi “ Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả”

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Trong ngữ liệu trên người viết đã nêu 2 ý kiến về việc học:

+ Học thầy là quan trọng nhất

+ Trong cuộc sống muốn thạt đạt con người phải học mọi nơi, mọi lúc ở bất cứ đâu bất cứ ai có những điều đáng học.

0.5 điểm

Câu 2

Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của người viết ở đoạn 1:

+ Lí lẽ: Lí lẽ có đủ cơ sở và kết luận theo cấu trúc “nếu không có…. Thì khó mà…”

+ Bằng chứng: Toàn diện ở các lĩnh vực “nghề nông nghề rèn, nghề khắc chạm hoặc nghiên cứu khoa học”

0.5 điểm

Câu 3

Từ ngữ dùng để liên kết đoạn văn 2 với đoạn 1 là “nhưng”

Từ nhưng thể hiện mối quan hệ tương phản. Nếu thiếu đi từ nhưng thì không chỉ thiếu đi sự liên kết giữa đoạn văn 2 với đoạn văn 1 mà còn không làm nổi bật được lí lẽ bổ sung mang tính chất phản biện của người viết để là rõ vấn đề không chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn, từ bất cứ ai có những điều đáng cho ta học hỏi.

1.0 điểm

Câu 4

  • HS thể hiện quan điểm của mình về ý kiến trên.

  • Không đồng ý vì:

+ Mỗi con người đều có điểm mạnh riêng của mình. Điểm mạnh đó sẽ ít nhiều giúp ích cho bản thân, cho tập thể cũng như mọi người. Không nhất thiết phải là thầy mới có cái đáng để học hỏi.

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận về câu nói “Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả”

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận 

  • Giải quyết vấn đề

+ Cần biết chọn thầy, chọn bạn để học, học những điểm mạnh của thầy, của bạn

+ Lắng nghe, ghi chép, thực hành những điều thầy hướng dẫn những điều hay bạn chỉ bảo

+ Chủ động hỏi thầy, hỏi  bạn những điều chưa biết, chưa hiểu

+ Đối thoại với thầy, bạn những ý kiến riêng để hiểu sâu hiểu rộngKết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 - 2.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

 

 

0

1

 

 

 

 

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

 

 

0

1

 

 

1

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

1

0

1

0

5

10

Điểm số

0

2

0

1

0

1

0

6

0

10

10

Tổng số điểm

2 điểm

20%

1 điểm

10%

1 điểm

10%

6 điểm

60%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

HỌC THẦY, HỌC BẠN – NGUYỄN THANH TÚ

Nhận biết

 

trong đoạn ngữ liệu trên người viết đã nêu lên những ý kiến nào về việc học?

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của người viết ở đoạn 1

1

 

 

C2

 

Vận dụng

Em có đồng tình với quan điểm “nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy” không? Vì sao?

1

 

 

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

  • Chỉ ra từ ngữ được dùng để liên kết đoạn văn 2 với đoạn 1. Nếu thiếu đi từ ngữ đó thì có ảnh hưởng như thế nào đến diễn đạt?

1

 

 

C3

 

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Từ đoạn ngữ liệu trên hãy viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi “ Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả”

1

 

 

C1 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com