Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 8 Chân trời ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 8 chân trời ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CTST

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Từ 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế xã hội, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2021, đại dịch hoành hành đã khiến hàng ngàn trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch, không được đến trường, thiếu điều kiện học trực tuyến hoặc gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Chính phủ đã có rất nhiều chính sách thiết thực nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu của thực tế, vì vậy cần có sự chung tay của cộng đồng, góp sức cùng Chính phủ giúp trẻ em thực hiện ước mơ đến trường.

Với phương châm: "Không để ai bị bỏ lại phía sau" của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hơn lúc nào hết, sự chung tay của toàn xã hội đã giúp đỡ kịp thời không chỉ riêng với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn mà còn giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng Covid-19, trẻ em mồ côi do bố mẹ chết vì mắc Covid-19.

Năm 2021, Quỹ BTTEVN được Bộ LĐ-TB&XH giao chỉ tiêu vận động 90 tỷ đồng để hỗ trợ cho 110.000 lượt trẻ em. Dự kiến đến hết 31/12/2021, Quỹ BTTEVN sẽ vận động 92.070 tỷ đồng (đạt 102,3% kế hoạch) hỗ trợ 115.196 lượt trẻ em, đạt 104,7% kế hoạch 2021.

Năm 2021, ngoài các hoạt động, dự án thường niên, Quỹ BTTEVN vận động hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 hơn 20 tỷ đồng cho 15.288 trẻ em bị ảnh bởi dịch Covid-19 tại 47 tỉnh, thành phố. Định mức hỗ trợ tiền mặt cho trẻ em mồ côi 5 triệu đồng/trẻ em, 1 triệu đồng/trẻ em sơ sinh và các hỗ trợ khác bằng hàng hóa hoặc tiền mặt từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng/trẻ em cho trẻ em khác bị ảnh hưởng.

Đối tượng nhận hỗ trợ là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc trẻ em thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, trẻ em là con của công nhân, nông dân mất việc làm và trẻ em sơ sinh có mẹ bị nhiễm Covid-19. Ngoài kinh phí hỗ trợ từ Quỹ BTTEVN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh còn chủ động vận động quà và nhu yếu phẩm từ nguồn xã hội hóa của tỉnh và hội đồng hương để hỗ trợ thêm cho nhóm trẻ em này.

Như vậy, sau khi đại dịch bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2019, trong năm 2020 và 2021, Quỹ BTTEVN đã vận động hỗ trợ cho hơn 30 ngàn trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 23 tỷ đồng (bao gồm cả tiền và hàng hóa).

Tiếp tục thành công của những năm trước, chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 15 năm 2022 sẽ tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội vào 20h ngày 9/1/2022. Chương trình thật sự là cầu nối giữa các nhà tài trợ cùng chắp cánh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để thực hiện ước mơ của chính các em - đó là quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia.

(Theo “Đem mùa xuân cho em” trong những ngày “bão giông” Covid-19 – nguồn Dantri.com)

Câu 1 (1 điểm). Văn bản trên thể hiện nội dung gì?

Câu 2 (1 điểm). Trong văn bản trên tác giả có đề cập đến đối tượng tẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Từ văn bản và hiểu biết của mình em hãy nêu những ảnh hưởng mà các bạn nhỏ đó phải gánh chịu?

Câu 3 ( 1 điểm).Trong hoàn cảnh đó Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã thực hiện những hoạt động nào để khắc phục những ảnh hưởng này? Kết quả của hoạt động đó ra sao?

Câu 4 ( 2 điểm). Viết một đoạn văn khoảng 6-8 dòng nêu suy nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản trên, trong đó có sử dụng 1 câu có thành phần trạng ngữ và 1 cụm danh từ.

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1. (5.0 điểm). Viết bài văn bàn luận về thói vô cảm trong xã hội hiện nay.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Văn bản viết về những hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam để hỗ trợ các em nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

1.0 điểm

Câu 2

- HS nêu những ảnh hưởng mà trẻ em phải chịu:

+ Ảnh hưởng về sức khỏe, thể chất

+ Mồ côi cha mẹ, tổn thất về tinh thần

+ Không được đến trường

….

  1. điểm

Câu 3

  • Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã thực hiện quyên góp ủng hộ, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn. Kết quả:

+ Năm 2021, ngoài các hoạt động, dự án thường niên, Quỹ BTTEVN vận động hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 hơn 20 tỷ đồng cho 15.288 trẻ em bị ảnh bởi dịch Covid-19 tại 47 tỉnh, thành phố. Định mức hỗ trợ tiền mặt cho trẻ em mồ côi 5 triệu đồng/trẻ em, 1 triệu đồng/trẻ em sơ sinh và các hỗ trợ khác bằng hàng hóa hoặc tiền mặt từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng/trẻ em cho trẻ em khác bị ảnh hưởng.

+ Cuối năm 2019, trong năm 2020 và 2021, Quỹ BTTEVN đã vận động hỗ trợ cho hơn 30 ngàn trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 23 tỷ đồng (bao gồm cả tiền và hàng hóa)

  1. điểm

Câu 4

  • HS triển khai theo các ý sau:

+ Suy nghĩ về hoàn cảnh những mất mát mà các bạn nhỏ phải gánh chịu

+ Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta để giúp đỡ trẻ em vượt qua hoạn nạn

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn bàn luận về thói vô cảm trong xã hội hiện nay

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô cảm trong xã hội

  • Giải quyết vấn đề

+ Giải thích vô cảm là gì?

+ Thực trạng biểu hiện của bệnh vô cảm

+ Nguyên nhân của nó là gì?

+ Tác  hại của nó là gì?

+ Bàn luận về thói vô cảm

+ Ý kiến cá nhân

  • Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

0

1

0

3

3

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C3

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

-Thông điệp từ văn bản

1

0

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Hiểu được dụng ý của tác giả

1

0

 

C2

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong xã hội:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về vấn đề xã hội.

- Xác định được kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội ( nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục…)

*Thông hiểu

- Thực trạng vấn đề xã hội

- Lý giải được một số nguyên nhân của thực trạng

- Phân tích cụ thể rõ ràng về vấn đề nguyên nhân, thực trạng, cách giải quyết với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cách khắc phục vấn đề.

  • Đánh giá thực trạng và giải pháp.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com