Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Chân trời ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 chân trời ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CTST

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…

…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 2 (1.0 điểm): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về thông điệp này.

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tác giả Hồ Chí Minh.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức: Nghị luận

1.0 điểm

Câu 2

- Theo tác giả của bài viết, “Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác…”

  1. điểm

Câu 3

  • “Lòng nhân ái rất cần trong đời sống” vì “đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người". nó giúp hoàn thiện nhân cách và tri thức đạo đức đểv trở thành những công dân ưu tú.

  1. điểm

Câu 4

  • Thông điệp lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu và cần thiết của con người. Đó là điều đầu tiên để ra đánh giá, xây dựng phẩm chất. Lòng nhân ái thực sự cần thiết cho con người và cho xã hội.

+ HS có thể trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp này. 

  • Lòng nhân ái giúp con người trở nên tốt đẹp hơn, gần gũi nhau hơn.

  • Lòng nhân ái biểu hiện như thế nào trong cuộc sống

  • Liên hệ thực tế

  1. điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tác giả Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

  • Giải quyết vấn đề

+ Nhận định chung về lòng yêu nước: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành, sôi sục….

+ Những biểu hiện của lòng yêu nước

  • Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

  • Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta: Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc; những chiến sĩ ngoài mặt trận, những công chức hậu phương, phụ nữ khuyên chồng tòng quân, nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. đồng bào quyên ruộng cho chính phủ…

+ Nhiệm vụ của nhân dân

+ Đánh giá nội dung và nghệ thuật tác phẩm

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

0

1

0

2

2

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

 

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C1

 

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

 

 

 

 

 

 

C2

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

0

 

 

 

 

 

 

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Hiểu được nội dung của đoạn trích truyền đạt đồng thời rút ra được thông điệp mà tác giả truyền tải

1

0

 

 

 

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

  •  Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả

1

0

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com