Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CTST

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Đọc sách không cốt lấy nhiều quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng không bằng đem thời gian sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyền mà đọc mười lần. Sách cũ trăm lần xem chẳng chán- thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất: Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phảm chất tầm thường, thấp kém.

( Ngữ văn 9, tập 2, Nguyễn Khắc Phi ( tổng chủ biên), Trần Đình Sử dịch, NXB Giáo dục Việt Nam 2011)

Câu 1 (1.0 điểm): Trong đoạn trích trên người viết đã nêu ý kiến gì?

Câu 2 (1.0 điểm): Xác định phép liên kết giữa câu số 5 và 6?

Câu 3 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu “Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất: Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về”.

Câu 4 (2.0 điểm): Người viết khẳng định “Đọc sách vốn có ích cho riêng mình”. Lấy đó làm câu chủ đề triển khai thành đoạn văn khoảng 8 -10 câu.

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1.(5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng Nam quốc sơn hà chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Anh chị hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến này.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Trong đoạn trích trên người viết đã nêu ý kiến “ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”

1.0 điểm

Câu 2

  • Phép liên kết giữa câu 5 và câu 6 là phép lặp từ “đọc ít” và “đọc nhiều”.

1.0 điểm

Câu 3

-  Câu “Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất: Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về” có nghĩa là đọc ít nhưng đọc kĩ sẽ đem lại cho ta nhiều bài họ giúp ta tiến bộ hơn, đọc nhiều mà không suy nghĩ thì không thể hiểu được những thông điệp, tri thứ quý báu trong sách nên không thể giúp bản thân thay đổi được chỉ khiến ta càng hoang mang sc những thông tin đồ sộ trong sách mà thôi

1.0 điểm

Câu 4

HS có thể tự do trình bày cảm nhận của mình hoặc theo gợi ý sau:

 -  Giải thích: Đọc sách là hoạt động lĩnh hội tri thức từ sách vở

-   Đọc sách vốn có ích riêng cho mình:

+ Sách giúp ta mở rộng vốn hiểu biết

+ Sách giúp ta bồi dưỡng đời sống tinh thần

+ Sách giúp ta rèn luyện kĩ năng, tư duy

-   Bài học thực tế và hành động

+ Cần chọn tinh đọc kĩ

+ Cần kết hợp ghi chép hiệu quả

+ Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích Nam quốc sơn hà để thấy đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả tác phẩm cũng như vấn đề cần phân tích

  • Giải quyết vấn đề

+ Giải thích: Tuyên ngôn Độc lập là gì?

+ Vì sao Nam quốc sơn hà được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên?

  • Trước đó, chưa có tác phẩm nào có tính khẳng định độc lập chủ quyền như Sông núi nước Nam

  • Nội dung:

  • Hai câu đầu: Khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.

  • Hai câu sau: Lời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó.

- Nghệ thuật: Giọng văn hùng hồn, đanh thép...

- Sau sông núi nước Nam, còn có Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

 

 

0

1

 

 

0

1

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-  Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C2

Thông hiểu

 

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C1

Vận dụng

  • Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn.

1

0

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

1

0

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

 Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com