Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Chân trời ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 chân trời ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CTST

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

"Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ

Ôi , những trái na , hồng , ổi , thị ...

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu

Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ .

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

Heo may thổi xao xác trong đêm

Không gian lặng im ...

Con chẳng thể chớp mắt

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng ".

( Lương Đình Khoa )

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (1.0 điểm):  Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra hệ thống từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó?

Câu 4 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 10-15 dòng chia sẻ cảm nhận của em về đoạn thơ 

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

1.0 điểm

Câu 2

- Thể thơ: tự do

1.0 điểm

Câu 3

  • Hệ thống từ láy trong đoạn trích trên là: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng..

  • Ý nghĩa: 

Góp phần giúp người đọc hình dung rõ hình dáng sự tảo tần và vất vả của mẹ. Đồng thời mô tả nhấn mạnh cảm xúc tâm trạng của người con góp diễn tả sinh động và sâu sắc tình cảm của con dành cho mẹ.

1.0 điểm

Câu 4

HS có thể tự do trình bày cảm nhận của mình hoặc theo gợi ý sau:

+ Chia sẻ cảm xúc của em về ý nghĩa đề tài tình mẫu tử thiêng liêng mà nội dung bài thơ đề cập: sự cảm thông, chia sẻ của đứa con với nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ

- Chia sẻ cảm xúc về ấn tượng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả: vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh giọn thơ, từ ngữ, chơi chữ, điệp ngữ…. 

+ Với thể thơ tư do nhẹ nhàng như cảm xúc rưng rưng của người con khi nghĩ về mẹ làm cho câu thơ ngân lên giai điệu của tình mẫu tử thiêng liêng.

+ Việc sử dụng phép liệt kê: na, hồng, ổi, thị…. đã làm gợi lên những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao năm thang. Vị ngọt ngào từ những loài quả được kết tinh từ những giọt  mồ hôi rơi, từ đôi ban tay từ đức hi sinh tần tào của mẹ.

Nghệ thuật nhân hóa mượn hình ảnh của thiên nhiên: nắng, sương, mùa thu để gửi gắm tâm tư tình cảm của người con dành cho mẹ. mùa thu vọng về những yêu thương/ Nắng mong manh đậu bên thật khẽ…..

-   Chia sẻ xảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với con người và cuộc sống

+ Cảm ơn tác giả đã dành cho mẹ những ngôn từ tuyệt vời. Trân quý những sản phẩm văn chương đã lưu lại và lan tỏa tình cảm mẫu tử thiêng liêng cao quý

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thuyết minh về cuốn sách mà em yêu thích.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn thuyết minh

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích

  • Giải quyết vấn đề

+ Nguồn gốc, xuất xứ

+ Hình thức của cuốn sách

+ Nội dung bên trong sách: có bao nhiêu trang, bao nhiêu chương, câu chuyện viết về gì, điều đi khiến em ấn tượng….

+ Giá trị sách mang lại

+ Sách trên thị trường: giá bán, nơi bán, đánh giá của người đọc…

+ Cách giữ gìn sách và bảo quản sách

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

0

1

0

2

2

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

2

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C3

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

0

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

  • Nêu tác dụng của các biện pháp đó

1

0

 

C2

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

  • - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com