Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3:Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Người viết bức thư là ai?

  1. Tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  2. Nhà văn H. Ban-dắc.
  3. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tô.
  4. Bức thư không đề tên người viết.

Câu 2: Bức thư được gửi tới ai?

  1. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tô.
  2. Nhà văn Mark Twain.
  3. Bức thư không đề tên người nhận.
  4. Tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.

Câu 3: Bức thư ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tô viết để phúc đáp cho ý định mua lại đất của người da đỏ của tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  2. Thủ lĩnh người da đỏ viết để báo cho cả thế giới biết rằng người da đỏ không có ý định bán lại vùng đất này.
  3. Thủ lĩnh người da đỏ viết để hỏi thăm tình hình sức khỏe của Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  4. Thủ lĩnh người da đỏ viết để hỏi thăm tình hình người dân da đỏ sống trên các vùng đất thuộc quyền quản lí của Chính phủ Mĩ.

Câu 4: Bộ tộc của Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tô sinh sống ở châu lục nào?

  1. Châu Phi.
  2. Châu Âu.
  3. Châu Mĩ.
  4. Châu Á.

Câu 5: Khái niệm “người da đỏ” là chỉ ai?

  1. Cư dân sống trên lục địa châu Âu thuộc chủng tộc Ăng-lô xắc-xông.
  2. Các dân tộc bản địa đã sống ở châu Mỹ trước khi người châu Âu tìm ra châu lục này, thuộc chủng tộc Anh-điêng.
  3. Cư dân sống trên lục địa châu Á thuộc chủng tộc Nê-grô-ít.
  4. Cư dân sống trên lục địa châu Úc thuộc chủng tộc Ôx-tra-lô-ít.

Câu 6: Tác giả bức thư đã tự gọi mình là gì?

  1. Kẻ hoang dã.
  2. Người văn minh.
  3. Thủ lĩnh người da đỏ.
  4. Người trung thành với lợi ích của người da đỏ.

Câu 7: Hình ảnh “ngựa sắt nhả khói” dùng để chỉ cái gì?

  1. Máy hơi nước.
  2. Những con ngựa chạy không biết mệt.
  3. Con ngựa của Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.
  4. Tàu hỏa.

Câu 8: Thủ lĩnh người da đỏ đã ví những sự vật trong mảnh đất sinh sống của mình với cái gì?

  1. Bạn bè.
  2. Thầy cô.
  3. Người thân trong gia đình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Từ “Ngài” trong bức thư là chỉ ai?

  1. Thủ lĩnh người da đỏ.
  2. Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  3. Có lúc chỉ thủ lĩnh người da đỏ có lúc chỉ tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ được xem là gì?

  1. Một trong những văn bản hay nhất về mối quan hệ giữa thiên nhiên, sinh thái và con người.
  2. Một trong những bức thư hay nhất trên thế giới.
  3. Một trong những bức thư hay nhất gửi cho tổng thống Mĩ.
  4. Một trong những bức thư có giá trị biểu cảm cao.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bức thư đã phê phán những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?

  1. Xâm lược thuộc địa, các dân tộc khác.
  2. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
  3. Hủy hoại nền văn hóa người da đỏ.
  4. Tàn sát người da đỏ.

Câu 2: Sự khác biệt của người da đỏ với người da trắng được thể hiện qua khía cạnh nào?

  1. Sự khác biệt về lối sống.
  2. Thái độ với đất đai.
  3. Thái độ với tự nhiên.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Người da trắng là danh từ chỉ người dân nào?

  1. Trung Quốc.
  2. Hoa Kì.
  3. Châu Âu.
  4. Châu Úc.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong bức thư là?

  1. So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
  2. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
  3. So sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh.
  4. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.

Câu 5: Câu nào trong bức thư chứng tỏ tác giả bức thư đề cao vai trò của động vật đối với cuộc sống con người?

  1. Điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người.
  2. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
  3. Tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng.
  4. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trẽn những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Câu “Đất là Mẹ” thể hiện điều gì?

  1. Mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa người với đất.
  2. Sự gắn bó giúp con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
  3. Đất là nguồn sống, sự che chở, bảo vệ con người.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST, bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời bài 3: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com