Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 Đọc 2: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 Đọc 2: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ

VĂN BẢN 2: VIÊN TƯỚNG TRẺ VÀ CON NGỰA TRẮNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là của ai?

  1. Nguyễn Du.
  2. Nauyễn Huy Tưởng.
  3. Nguyễn Khuyến.
  4. Nguyễn Huệ.

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là ai?

  1. Chiêu Thành Vương.
  2. Hoài Văn Hầu.
  3. Thiệu Bảo.
  4. Chiêu Hoàng.

Câu 3: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được lấy cảm hứng từ sự kiện nào?

  1. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba.
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất.
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.

Câu 4: Nội dung chính tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là gì?

  1. Tái hiện hình ảnh người thiếu niên Trần Quốc Toản với lòng yêu nước to lớn nhưng mang tính cách lỗ mãng.
  2. Tái hiện lại hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai.
  3. Tái hiện hình ảnh người thiếu niên anh hùng Hoài Văn Hầu tuy còn trẻ nhưng lại có tinh thần yêu nước to lớn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
  4. Tái hiện lại hình ảnh quân đội nhà Trần hùng mạnh trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

Câu 5: Nhân vật Chiêu Thành Vương trong tác phẩm là ai?

  1. Chú của Hoài Văn.
  2. Anh em kết nghĩa của Hoài Văn.
  3. Tướng dưới trướng của Hoài Văn.
  4. Tướng quân Nguyên.

Câu 6: Sáu chữ vàng đề trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì?

  1. Quyết giết giặc vì ơn vua.
  2. Phá cường địch vì nhân dân.
  3. Quyết giết giặc báo ơn vua.
  4. Phá cường địch báo hoàng ân.

Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

          Lá cờ đại phồng lên như ra lệnh, nổi rõ sáu chữ kiêu kì. Tiếng trống trên núi vang lên, rung cả bầu trời. Cả cánh đồng ầm ầm như vỡ chợ. Viên tướng quay ngựa chạy ra, và quân giặc cũng giạt lại đằng sau. Ầm, ầm, ầm, ầm, cả ngọn núi cao như ập đổ xuống đầu giặc. Những tảng đá lăn trên núi xuống đè bẹp gí những hàng đầu người ngựa. Quân giặc tranh nhau chạy. Ngựa xô vào nhau ngã lổng chổng. Ngựa giẫm lên những tên giặc nằm sóng soài. Ngựa kéo lê những thằng lúng túng chưa gỡ được chân ra khỏi vòng kiềng.

  1. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
  2. So sánh, điệp ngữ, liệt kê.
  3. Điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ.
  4. Điệp ngữ, nhân hóa, hoán dụ.

Câu 8: Đoạn văn sau kể về sự việc gì?

          Các tướng vừa dìu Chiêu Thành Vương lên một quả đồi thì quân giặc ập tới, bủa vây kín chân đồi. Vòng vây siết chặt lại, trùng trùng điệp điệp. Gươm giáo dày như nêm cối. Nhiều ngọn giáo bêu đầu những quân sĩ của Chiêu Thành Vương, máu ròng ròng trên cán giáo. Chiêu Thành Vương cùng đám tàn quân vừa đánh vừa lùi mãi, lên tới ngọn đồi. Vương cầm chắc thành vương, chém giặc lia lịa. Sức Vương đã kiệt, thân thể bị trúng thương đau nhức, chiến bào thấm đầy máu và mồ hôi. Lưỡi gươm chém giặc suốt từ hôm qua đã cùn mẻ. Cánh tay Vương rã rời. Mấy người tướng tâm phúc đã ngã dưới chân Vương.

  1. Cuộc chiến đấu giữa đội quân Chiêu Thành Vương và quân địch.
  2. Chiêu Thành Vương thất bại dưới tay quân giặc.
  3. Đội quân Chiêu Thành Vương bị giặc mai phục.
  4. Chiêu Thành Vương bị giặc bắt về làm con tin.

Câu 9: Đội quân nào đã tiếp viện ứng cứu cho Chiêu Thành Vương?

  1. Đội quân của Hoài Văn Hầu và Thế Lộc.
  2. Đội quân của tướng nhà Trần.
  3. A, B đúng.
  4. Không có đội quân nào cả.

Câu 10: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được viết theo thể loại gì?

  1. Truyền thuyết.
  2. Truyện cổ tích.
  3. Truyện ngắn.
  4. Tiểu thuyết lịch sử.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đoàn quân của Hoài Văn được khắc họa như thế nào?

  1. Lực lượng hùng mạnh, tinh thần quả cảm, sẵn sàng tiến lên chiến đấu.
  2. Lực lượng non trẻ, ít ỏi nhưng có tinh thần dũng cảm chiến đấu.
  3. Lực lượng đông đảo nhưng non trẻ, ít kinh nghiệm chiến đấu.
  4. Lực lượng non trẻ, ít ỏi nhưng có tinh thần quả cảm, đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.

Câu 2: Hoài Văn Hầu hiện lên là một người anh hùng mang những phẩm chất gì?

  1. Có lòng yêu nước to lớn, lòng căm thù giặc sâu sắc.
  2. Trọng tình trọng nghĩa.
  3. A, B đúng.
  4. Dễ tự ái.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 6:

          Lúc ấy đã quá trưa sang chiều. Mây mù phủ trên các chòm cây mỏm núi. Nấp trong rừng, Hoài Văn nhìn quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình. Bạt ngàn san dã những người và ngựa. Áo xanh, áo đỏ, áo tím, áo đen lốc nhốc. Chúng đều đi hia da thú dữ, đội mũ lông vằn vèo như lông cáo, lông cầy. Những ngọn giáo rất dài nhấp nhô theo vó ngựa. Những bao tên lắc lư trên vai, tua tủa những mũi tên bịt sắt. Chúng lồng lộn tiến, đầu ngựa sau húc vào mông ngựa trước. Hoài Văn nín thở nhìn quân giặc, người chàng run bắn lên. Chàng nghiến chặt răng cố lấy lại bình tĩnh.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Thuyết minh.

Câu 4: Đâu là những chi tiết miêu tả quân giặc?

  1. Bạt ngàn san dã những người và ngựa. Áo xanh, áo đỏ, áo tím, áo đen lốc nhốc.
  2. Chúng đều đi hia da thú dữ, đội mũ lông vằn vèo như lông cáo, lông cầy.
  3. Những ngọn giáo rất dài nhấp nhô theo vó ngựa. Những bao tên lắc lư trên vai, tua tủa những mũi tên bịt sắt.
  4. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Những chi tiết miêu tả quân giặc đang tiến đến trong đoạn trích trên khiến em có hình dung như thế nào về quân giặc?

  1. Thưa thớt, ít ỏi nhưng đầy đủ vũ khí.
  2. Đông đảo, hùng mạnh, hoàn toàn lấn át quân ta.
  3. Đông đảo, hung hăng, dữ tợn, đầy đủ vũ khí.
  4. Hoàn toàn yếu thế so với quân ta.

Câu 6: Đâu không phải từ láy trong đoạn trích trên?

  1. Bình tĩnh.
  2. Vằn vèo.
  3. Nhấp nhô.
  4. Tua tủa.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 7 đến 10:

          Tiếng tù và rúc một hồi dõng dạc. Toán giặc chạy ra đầu tiên ngã chúi dưới một trận mưa tên nỏ dữ dội. Những tên sống sót chạy lộn vào, va ập vào đám quân đang hộc tốc chạy trở ra, người văng từ trên ngựa xuống, ngã tứ tung dưới đất. Tiếng kêu, tiếng gọi thất thanh. Tiếng khóc như ri. Quân giặc tối tăm mặt mũi, chỉ nghe thấy tiếng núi lở ầm ầm, tiếng hò reo của thiên binh vạn mã. Các chiến sĩ áo chàm leo trèo nhanh như vượn, đã tới trước mặt quân giặc từ lúc nào, vung những con dao to bản chém giặc như chặt chuối. Giặc không phân biệt trời đất, ngày đêm, lúng túng chẳng biết chạy đi đâu.

Câu 7: Đoạn văn miêu tả điều gì?

  1. Cuộc chiến ngang tài ngang sức giữa quân địch và quân Hoài Văn Hầu.
  2. Sự thất bại thảm hại của quân giặc trước đội quân của Hoài Văn Hầu.
  3. Quân địch đàn áp quân Hoài Văn Hầu.
  4. Quân giặc chấp nhận đầu hàng trước đội quân Hoài Văn Hầu.

Câu 8: Câu văn nào là miêu tả hành động chiến đấu của đội quân Hoài Văn Hầu?

  1. Những tên sống sót chạy lộn vào, va ập vào đám quân đang hộc tốc chạy trở ra, người văng từ trên ngựa xuống, ngã tứ tung dưới đất.
  2. Quân giặc tối tăm mặt mũi, chỉ nghe thấy tiếng núi lở ầm ầm, tiếng hò reo của thiên binh vạn mã.
  3. Các chiến sĩ áo chàm leo trèo nhanh như vượn, đã tới trước mặt quân giặc từ lúc nào, vung những con dao to bản chém giặc như chặt chuối.
  4. Tiếng kêu, tiếng gọi thất thanh.

Câu 9: Đoạn văn trên sử dụng thành ngữ nào và có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn văn?

  1. Thành ngữ tối tăm mặt mũi thể hiện sự thảm hại, hèn nhát đến tận cùng của bọn giặc.
  2. Thành ngữ nhanh như vượn thể hiện tốc độ chiến đấu của đội quân Hoài Văn Hầu.
  3. Thành ngữ chém giặc như chặt chuối thể hiện sự dứt khoát, sức mạnh chiến đấu vô cùng của đội quân Hoài Văn Hầu.
  4. Thành ngữ khóc như ri thể hiện sự thảm hại, hèn nhát đến tận cùng của bọn giặc.

Câu 10: Qua đoạn văn trên, em có nhận xét như thế nào về tài năng lãnh đạo và chiến đấu của Hoài Văn Hầu?

  1. Tài giỏi, xuất chúng.
  2. Không có tài lãnh đạo.
  3. Đã có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và chiến đấu.
  4. A, C đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời nhằm mục đích gì?

  1. Giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà.
  2. Khơi dậy lòng yêu nước ở các em nhỏ.
  3. A, B đúng.
  4. Khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

Câu 2: Xác định hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

  1. Năm 1955, khi nước ta đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ khốc liệt nhất.
  2. Năm 1954, sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công.
  3. Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
  4. Năm 1960, khi nước ta đang gồng mình kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Câu 3: Vở kịch nào sau đây là của Nguyễn Huy Tưởng?

  1. Vũ Như Tô.
  2. Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
  3. Tôi và chúng ta.
  4. Đêm trắng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhắc đến Trần Quốc Toản, chúng ta nhớ đến điều gì?

  1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng Phá cường địch báo hoàng ân.
  2. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
  3. Trần Quốc Toản có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Hội nghị Bình Than diễn ra vào lúc nào và mục đích là gì?

  1. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ nhất.
  2. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
  3. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
  4. Tháng 10/1285, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

 

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời, bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST, trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời Bài 9 Đọc 2: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com